搜索

【tỷ số rb leipzig】Kinh tế 2019: Bứt phá bằng động lực cải cách

发表于 2025-01-25 14:31:04 来源:88Point

Thời điểm vàng cho tăng trưởng và phát triển

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nói,ếBứtphábằngđộnglựccảicátỷ số rb leipzig Việt Nam đang ở “thời điểm vàng” cho tăng trưởng và phát triển. Cơ hội đó không phải chỉ đến từ những yếu tố vẫn được nhắc tới lâu nay, như tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, hay cơ hội về hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mà còn là cơ hội tiếp cận và tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; cơ hội về dòng vốn đầu tưtừ các nền kinh tếphát triển, từ các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia ngày càng chảy nhiều hơn vào các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam...

Sự phát triển của khu vực tư nhân là một động lực tăng trưởng quan trọng. Trong ảnh: Sân bay Vân Đồn do Tập đoàn Sun Group đầu tư. Ảnh: Hoàng Hà

Thậm chí, chưa nói tới những cơ hội và tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, mà chỉ nói tới những yếu tố trong ngắn hạn, thì Việt Nam cũng đang ở thời điểm quý giá để tăng tốc phát triển. 

Một thập kỷ vừa qua, kể từ sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam đã không thể đạt được tốc độ tăng trưởng 7%. Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, trong một cuộc tọa đàm gần đây về kinh tế 2019 cũng đã nhắc đến điều này.

Theo ông Tự Anh, kinh tế thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn, do vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ rất khó để phục hồi so với 10 - 15 năm trước. Việt Nam cũng vậy. “Cách đây khoảng 20 năm, kinh tế Việt Nam có lúc tăng trưởng 9,6 - 9,7%; cách đây 10 năm, tăng trưởng 8,5 - 8,6%; bây giờ rất khó đạt mức tăng trưởng trên 7%”, ông Tự Anh nói và đã nhấn mạnh rằng, ngay như năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất cao, nhưng cũng chỉ đạt 6,8 - 6,9%.

Nhưng đó là câu chuyện của cả tháng trước. Còn hiện tại, dù con số chính thức chưa được công bố, nhưng nhiều khả năng, năm 2018 sẽ đánh dấu sự trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam, với mức tăng trưởng GDP khoảng 7%. Lần đầu tiên kể từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam mới lại có thể chạm ngưỡng tăng trưởng 7%. Con số này thậm chí vượt qua Trung Quốc và cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN.

Tuy năm 2019, Quốc hội quyết nghị mục tiêu tăng trưởng ở mức 6,6 - 6,8%, song nhiều dự báo cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức trên 7%. Đà tăng trưởng của năm 2018 sẽ tiếp tục mạnh mẽ hơn trong năm 2019. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng, với kịch bản cao lên tới 7,1%. Còn Ủy ban Giám sát tài chínhquốc gia dự báo, năm 2019, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 7%. Ông Trương Văn Phước, quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tự tin rằng, con số này là có cơ sở, được Ủy ban phân tích và nhận định dựa trên tình hình kinh tế thế giới và trong nước.

Nếu nền kinh tế diễn biến đúng như dự báo, thì đúng là Việt Nam đang ở thời điểm vàng để tăng tốc phát triển.

Động lực nằm ở cải cách

Những chỉ số kinh tế vĩ mô của năm 2018 đang khiến cả nền kinh tế hào hứng, dù không hồi hộp đến phút cuối như năm trước, mà gần như đã được dự báo trước. Tuy nhiên, dường như sự hào hứng đó không hẳn bắt nguồn từ những con số, mà từ những câu chuyện về Sun Group xây dựng thành công Sân bay Vân Đồn, hay Vingroup gây tiếng vang lớn khi là nhà phát triển ô tôđầu tiên của Việt Nam tham dự Paris Motor Show, ra mắt liền 3 mẫu ô tô và một mẫu xe máy, rồi sau đó trình làng 4 mẫu điện thoại di động Vsmart...

Có lẽ, hiếm có năm nào, kinh tế tư nhân Việt Nam lại ghi dấu ấn mạnh mẽ đến như vậy, khẳng định sức mạnh và tiềm lực của doanh nghiệpViệt. Bởi vậy, đặt câu hỏi về “động lực tăng trưởng” của Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng không ngần ngại trả lời rằng, đó chính là sự phát triển của khu vực tư nhân trong nước.

Năm 2018, Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế cao. Hàng loạt kỷ lục được thiết lập, trong đó có kỷ lục về xuất nhập khẩu và xuất siêu. Tuy nhiên, vẫn có những thoáng âu lo vì thành tích ấy phần nhiều do khu vực đầu tư nước ngoài làm nên. Nhưng câu chuyện của năm 2019 có thể sẽ khác, khi khu vực tư nhân trong nước đang bắt đầu trỗi dậy, dù mới bắt đầu ở những đốm lửa nhỏ.

Ông Vũ Thành Tự Anh lo lắng bởi cách đây 15 năm, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam chiếm khoảng 9% GDP và đến nay, khu vực này cũng vẫn chỉ chiếm gần 9% GDP, mặc dù doanh nghiệp tăng lên rất nhiều, với gần 600.000 doanh nghiệp trên khắp Việt Nam.

Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì nói, sự thiếu vắng kinh nghiệm không còn là lý do để các doanh nghiệp Việt Nam tự an ủi mình nữa. Bởi vì, trong điều kiện thế giới thay đổi mau chóng như ngày nay, có những doanh nghiệp chỉ cần chưa đến 1 thập kỷ là có thể trở nên những tên tuổi lừng lẫy toàn cầu. 

Uber là ví dụ điển hình. Phát triển được hay không là ở chính bản thân doanh nghiệp và ở các cơ chế, chính sách nhằm phát triển khu vực tư nhân trong nước. Sau hơn 1 năm triển khai Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dường như đang có một mạch ngầm mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân trong nước. Cùng với sự nỗ lực của khu vực FDI, kinh tế 2019 hoàn toàn có thể tiếp tục tăng tốc.

Bên cạnh đó, một động lực quan trọng khác được nhắc đến là cải cách. Đây là điều đã được nhắc tới lâu nay. Thậm chí, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) còn nhiều lần nhấn mạnh rằng, nếu thúc đẩy cải cách, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 7 - 8%/năm. Theo ông Cung, cải cách lớn nhất và quan trọng nhất nằm ở thể chế và môi trường kinh doanh, ở cải thiện khu vực tư nhân và nâng cao hiệu quả của khu vực nhà nước, phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất lao động…

Trong khi đó, các chuyên gia Tổ Tư vấn của Thủ tướng đã hiến kế rằng, để tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 đạt 7%, để nền kinh tế tiếp tục tăng tốc, vượt bẫy thu nhập trung bình, phải tập trung tháo gỡ 4 nút thắt căn bản. Đó là những vướng mắc trong triển khai các dự ánlớn; giải quyết các trở ngại để tạo bứt phá của khu vực tư nhân; tháo gỡ những khó khăn khi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; khai thông nguồn lực xã hội…

“Cải cách phải đi liền với phát triển. Không cải cách, nền kinh tế Việt Nam không thể phát triển được”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. 

Không để rơi vào “bẫy đi ngang” 

Suốt một thập kỷ vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ ở mức 5 - 6%. Sự bứt tốc chỉ bắt đầu trở lại vào năm 2018 và đang kỳ vọng được tiếp tục ở năm 2019 và các năm tiếp theo. Tuy vậy, một cách thẳng thắn, ông Koji Ito, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã cho rằng, Việt Nam phải rất cẩn trọng, làm sao để không rơi vào bẫy tăng trưởng đi ngang.

Còn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nêu rất rõ, nhiệm vụ và kế hoạch của năm 2019 là tăng trưởng cao đi cùng với ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng vấn đề phải là “theo mô hình”, chứ không phải là “sự vụ từng năm”. Có nghĩa rằng, đề bài mà Thủ tướng đặt ra không phải chỉ là câu chuyện tăng trưởng trong ngắn hạn, mà là tăng trưởng ổn định và bền vững.

Hai chữ “mô hình” cũng đã được nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan nói tới khi đề cập những thách thức và giải pháp mà Việt Nam cần thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. “Chuyện chọn lựa một mô hình thích hợp để phát triển kinh tế trong hoàn cảnh mới là một thách thức”, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nhìn nhận.

Hoàn cảnh mới mà ông Vũ Khoan nhắc đến chính là những cuộc cạnh tranh về vị thế trên thế giới đang diễn ra phức tạp, mà để ứng phó, Việt Nam phải vừa gia tăng nội lực, vừa giảm thiểu mức độ ảnh hưởng từ những bất ổn của kinh tế toàn cầu. Hoàn cảnh mới đó, theo ông Vũ Khoan, còn đến từ những tiến bộ của khoa học - công nghệ, buộc mô hình phát triển của các quốc gia cũng thay đổi sâu sắc.

“Mỗi lần các cuộc cách mạng công nghiệp đi qua đều hình thành các phương hướng và mô hình phát triển mới. Chắc chắn, Việt Nam phải có hướng tiếp cận”, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nói và cho rằng, Việt Nam phải chuyển sang mô hình phát triển mới dựa vào khoa học - công nghệ.

Nhấn mạnh hai chữ “bứt phá” trong khẩu hiệu hành động năm 2019, Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định, phải thực sự coi khoa học - công nghệ là động lực đột phá. Ông đã nhất trí đề xuất liên quan đến triển khai 5G ở Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh rằng, “không thể chấp nhận” kéo dài tình trạng người Việt Nam kéo nhau ra nước ngoài khởi nghiệp

Để sẵn sàng cho điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, hình thành Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam, đồng thời xây dựng Chiến lược Quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0… 

Nhưng tất cả hiện mới là kế hoạch. Tất cả cần phải được thúc đẩy nhanh chóng để nền kinh tế Việt Nam có thể “giong buồm ra khơi”, để có thể tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ trong năm 2019, mà cả giai đoạn sau.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【tỷ số rb leipzig】Kinh tế 2019: Bứt phá bằng động lực cải cách,88Point   sitemap

回顶部