【bxh anh 3】Hạn chế rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế: Lưu ý khâu thanh toán
Cần có phương thức thanh toán phù hợp trong xuất khẩu hàng hóa |
Theạnchếrủirotronggiaodịchthươngmạiquốctế Lưuýkhâuthanhtoábxh anh 3o thông tin từ Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc, năm 2016, đã có DN trong nước bán hàng cho một DN tại Maroc là Công ty STE TOP ARABIC SARL A.U (tên Văn phòng giao dịch tại Tây Ban Nha là MACROTEX TRADING SL) do ông Mohamed Tuhami làm chủ với phương thức thanh toán đổi chứng từ. Khi hàng đã đến cảng Ceuta thì việc thanh toán rất khó khăn và chậm trễ. Ngoài ra, giữa tháng 7/2018, một DN có tên GOLD NUTS tại Ceuta cũng do ông Mohamed Tuhami mới thành lập tháng 3/2018 có hỏi mua hạt điều từ DN Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi Thương vụ tìm hiểu và yêu cầu điều khoản thanh toán chặt chẽ, ông Mohamed Tuhami không thấy hồi âm.
Ông Nguyễn Tuấn Việt - Giám đốc Công ty TNHH VIETGO (DN chuyên tư vấn XK) - phân tích, trong giao dịch thương mại quốc tế, DN sản xuất hay XK đều phải có những phương thức phù hợp để giảm thiểu tối đa rủi ro. DN XK nên áp dụng 2 hình thức thanh toán L/C tại ngân hàng hoặc chuyển tiền qua ngân hàng (TT). Hầu hết các phương thức còn lại như thanh toán đổi chứng từ đều không có lợi cho người bán hàng (DN XK). Vì vậy, trong trường hợp mà Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc thông tin, DN XK đã tự đẩy mình vào thế khó.
Cụ thể, với phương thức thanh toán đổi chứng từ, DN XK không được nhận tiền cọc từ bạn hàng. Đồng thời, phía bạn hàng yêu cầu sản xuất trước, gửi hàng đến cảng của phía bạn và giữ lại bộ chứng từ. Khi hàng đến cảng mới đổi chứng từ để lấy tiền. Điều này dẫn đến tình trạng hàng đã đến cảng nhưng bạn hàng từ chối thanh toán để ép giá. DN XK hoặc phải giữ hàng hóa lưu kho tại cảng trong thời gian dài, chịu phí lưu kho cao, hoặc phải chấp nhận giảm giá để nhận tiền. Cả hai trường hợp này, DN XK đều chịu thiệt.
Đối với 2 phương thức thanh toán còn lại, ông Nguyễn Tuấn Việt cũng lưu ý, thanh toán L/C tại ngân hàng là hình thức an toàn nhất. Với phương thức chuyển tiền qua ngân hàng (TT), DN XK cũng nên yêu cầu phải nhận tiền cọc trước mới sản xuất. Khi hàng sản xuất xong và đưa đến cảng phía bạn, phải thu được 100% tiền trước khi trả chứng từ để khách hàng nhận hàng. Nếu phía bạn không trả tiền, DN có thể chấp nhận quay về với hàng và tiền cọc, giảm thiểu tối đa rủi ro.
“Kể cả đã sử dụng những hình thức thanh toán như L/C hay TT, DN XK cũng cần đặc biệt chú ý đến các điều khoản thanh toán và vận tải để kiểm soát rủi ro. Hoặc tìm đến các chuyên gia như những người làm xuất nhập khẩu lâu năm hoặc các công ty tư vấn để đảm bảo giảm thiểu tối đa những rủi ro trong giao dịch” - ông Nguyễn Tuấn Việt khuyến nghị.
Đồng ý kiến, đại diện Ngân hàng TMCP An Bình cho rằng, khi giao dịch quốc tế, để an toàn cho cả người bán và người mua, phương thức được nhiều DN XK chọn nhiều nhất hiện nay là thanh toán L/C tại ngân hàng. Hoặc chuyển tiền qua ngân hàng (TT) nếu DN có sự tin tưởng cao và giá trị hợp đồng không quá lớn.
Thương vụ Việt Nam tại Maroc cũng lưu ý, để thúc đẩy XK sang thị trường Maroc đầy tiềm năng, DN cần tìm hiểu, xác minh đối tác kỹ lưỡng, cũng như đàm phán các điều khoản hợp đồng chặt chẽ. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/235e798790.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。