| Người nghèo được tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế |
Cứu cánh cho người nghèo Tại Khoa Chạy thận nhân tạo Bệnh viện T.W Huế,ườinghèotiếpcậncácdịchvụytếđội hình fulham gặp newcastle anh Hoàng Văn Ninh, 42 tuổi ở phường Hương Long (TP Huế) nghẹn ngào kể: “Tôi bị mắc bệnh thận hơn 3 năm nay. Trước đây, khi mới phát hiện bệnh, mỗi tuần tôi phải chạy thận 1 lần, rồi 2 lần. Đến nay, mỗi tuần tôi phải chạy thận 3 lần. Ban đầu, chưa có thẻ BHYT, gia đình tôi phải chạy ngược, chạy xuôi vay mượn tiền điều trị. Thấy gia đình tôi quá khó khăn nên chính quyền địa phương đã cấp thẻ BHYT người nghèo nên tôi giảm được rất nhiều tiền viện phí, yên tâm hơn khi điều trị bệnh”. Bệnh nhân ở trong khoa này đa số mắc bệnh mãn tính. Nếu chạy thận nhân tạo đúng tuyến thì không phải đóng thêm tiền, bởi chi phí đó đã có BHYT thanh toán, trung bình khoảng 500.000 - 600.000 đồng/ca chạy thận. Ngoài tiền quả lọc (một quả lọc chạy 6 lần), bệnh nhân còn được thanh toán khi có sử dụng thuốc tăng hồng cầu, đạm theo chỉ định của bác sĩ. Họ đến viện theo định kỳ từ 1- 3 lần/ tuần và chi phí cho mỗi lần điều trị khá tốn kém. Đa số đều là bệnh nhân nghèo, có thẻ BHYT nên chi phí khám chữa bệnh giảm nhiều giúp họ giảm gánh nặng về kinh tế khi điều trị. Ông Trương Công Khả, Trưởng phòng thu BHXH tỉnh cho hay: Người nghèo được hưởng lợi rất nhiều. Họ được Nhà nước mua 100% thẻ BHYT, không phải đồng chi trả. Bây giờ, khi ốm đau, không còn lo lắng viện phí như trước, bởi theo Luật BHYT sửa đổi, họ sẽ được BHYT hỗ trợ thanh toán 100% viện phí từ bệnh nhẹ tới bệnh nặng, từ các ca bệnh thông thường tới những ca thủ thuật, phẫu thuật. Luật BHYT vào cuộc sống Năm 2015, số lượng thẻ BHYT người nghèo được cấp trong tỉnh là 56.700 người, trong đó có trên 26.000 người nghèo và 30.670 người là dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người nghèo có thẻ BHYT để khám chữa bệnh đạt 100%. |
Sau khi Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực, nhiều bệnh nhân nghèo như tìm được “bảo bối”. Những bệnh nhân nghèo mắc bệnh mãn tính lại càng thấm thía hơn khi trút đi không ít gánh nặng “cơm áo gạo tiền” mà bản thân và gia đình phải gồng mình chịu đựng. Bà Hồ Thị Ý ( A Roàng – A Lưới) đang nằm điều trị ở Khoa Ung bướu Bệnh viện T.W Huế. Gia đình bà làm nông với 3 sào ruộng, không có thu nhập gì thêm. Bệnh tật khiến bà Ý phải chạy đôn chạy đáo, bán hết bò, heo và thóc dự trữ trong nhà cho mỗi đợt điều trị. Bà Ý trải lòng: “Trước đây, mặc dù được BHYT chi trả đến 95% chi phí nhưng vì nhà quá khó khăn nên số tiền đóng chi trả 5% rất khó để lo được. Từ năm 2015, những người đồng bào dân tộc thiểu số như tôi được miễn hoàn toàn chi phí KCB, cả gia đình tôi mừng lắm. Đây là điều kỳ diệu giúp gia đình tôi trong lúc khó khăn”. Theo đánh giá của BQL, các huyện, thị, thành phố Huế cơ bản thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng và cấp thẻ BHYT người nghèo ngay từ đầu năm. Nhờ có thẻ BHYT nên người nghèo có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế. Chỉ tính riêng năm 2015, toàn tỉnh có 67.962 lượt người nghèo khám chữa bệnh ngoại trú và 7.530 lượt điều trị nội trú với chi phí gần 40 tỷ đồng, bội chi 6,5 tỷ đồng. Nguyên nhân do tần suất bệnh nặng tăng, bệnh nhân nghèo được sử dụng nhiều dịch vụ kỹ thuật cao... Ông Trương Công Khả cho biết, những điểm mới của Luật BHYT sửa đồi lần này có lợi cho người nghèo. Đó là quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB đối với người dân xã đảo, huyện đảo và người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Điểm quan trọng nữa là đối với các địa phương có kết dư quỹ BHYT thì được sử dụng 20% để hỗ trợ quỹ KCB người nghèo, mua thẻ BHYT cho một số đối tượng và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT. Luật lần này cũng mở thông tuyến KCB BHYT từ 1/1/2016 đối với tuyến huyện và xã trên cùng địa bàn tỉnh. Trong đó, đối tượng người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn, người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo thì được mở thông tuyến từ huyện lên tỉnh, T.W. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT thực sự phát huy tác dụng. Đây là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. |