当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả đề.net】Kinh nghiệm quốc tế về cải cách thuế thuốc lá thành công

【kết quả đề.net】Kinh nghiệm quốc tế về cải cách thuế thuốc lá thành công

2025-01-10 19:46:34 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

VHO - Công cụ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá được định hướng nhằm gia tăng chi phí sử dụng thuốc lá,ệmquốctếvềcảicáchthuếthuốcláthànhcôkết quả đề.net qua đó giảm thiểu tiêu dùng, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng công cụ này thành công.

Một trong số đó là Philippines. Quốc gia này đã đạt được những kết quả ấn tượng trong việc giảm được 30% tỉ lệ hút thuốc và tăng thu thuế hơn 400% sau cải cách thuế thuốc lá.

Các nghiên cứu cho thấy, năm 2012, Phillipines bắt đầu tiến trình cải cách thuế thuốc lá bằng cách hợp nhất 4 bậc thuế tiêu thụ đặc biệt thành một mức duy nhất vào năm 2017. Sau đó tiếp tục tăng thuế thêm 5 peso mỗi bao thuốc lá mỗi năm, đạt mức 60 peso (tương đương 1 USD) mỗi bao thuốc lá vào năm 2023.

Kinh nghiệm quốc tế về cải cách thuế thuốc lá thành công - ảnh 1
Ảnh minh hoạ

Cải cách này đã nâng mức thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá ở phân khúc cao cấp lên 110% và ở phân khúc trung bình lên hơn 700% so với năm 2012. Nhờ đó, tỉ lệ hút thuốc tại Philippines đã giảm mạnh từ 27% năm 2009 xuống còn 19,5% năm 2021, tương đương mức giảm 30%.

Đồng thời, doanh thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ khoảng 680 triệu USD năm 2012 lên 2,9 tỷ USD năm 2022. Cải cách thuế thuốc lá ở Philippines là một minh chứng rõ ràng cho một chính sách “cùng thắng” – vừa bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vừa gia tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Tại Thái Lan, từ 1993-2017, Chính phủ đã tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá 11 lần, trung bình khoảng 2 năm tăng một lần. Kết quả là thuế thuốc lá đã tăng từ 55% đến 90% giá bán buôn đã có thuế (tương đương mức tăng từ 120% giá xuất xưởng lên thành 693% giá xuất xưởng nếu tính theo cách tính thuế của Việt Nam).

Năm 2017, Thái Lan tiếp tục cải cách thuế thuốc lá, chuyển đổi từ hệ thống thuế tỷ lệ sang hệ thống thuế hỗn hợp với các mức thuế suất là: 20% giá bán lẻ (đối với thuốc lá dưới 60 bạt/ bao) cộng thêm thuế suất tuyệt đối 1,2 bạt/điếu và 40% giá bán lẻ thuốc lá (đối với thuốc lá trên 60 bạt/bao) cộng thêm 1,2 bạt /điếu.

Kết quả, thu ngân sách tăng hơn gấp 4 lần (từ 500 triệu USD năm 1993 lên gần 2,3 tỷ USD năm 2017), tỷ lệ hút thuốc (chung cả nam và nữ) trên toàn quốc giảm từ 32% (năm 1991) xuống còn 19,91% (năm 2017), trong khi sản lượng thuốc lá không thay đổi nhiều, dao động quanh con số 2 tỷ bao mỗi năm.

Kinh nghiệm cải cách thuế thuốc lá ở Thái Lan và Phillippnes đã cho thấy, áp thuế ở mức cao và tăng thuế thuốc lá đều đặn đã giúp giảm tỉ lệ hút thuốc lá, giảm tiêu dùng thuốc lá trong cộng đồng, và giúp tăng doanh số thu thuế từ thuốc lá.

Đối với Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc lá. Bên cạnh việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống tác hại của thuốc lá, triển khai các chương trình tuyên truyền, cũng như áp dụng biện pháp cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm…

Hiện nay, Bộ Tài chính xây dựng đang xây dựng dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó thuế thuốc lá được điều chỉnh theo hướng giữ nguyên mức thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình tăng từng năm trong giai đoạn từ 2026 - 2030 với 2 phương án.

Cụ thể, phương án 1 sẽ tăng 2.000 đồng/bao ở năm đầu tiên và đạt mức tăng 10.000 đồng vào năm 2030. Phương án 2 áp dụng mức tăng 5.000 đồng/bao ngay từ năm 2026 và tăng tịnh tiến 1.000 đồng/bao trong 5 năm kế tiếp để đạt mức 10.000 đồng/bao năm 2030.

Tại hội thảo “Xây dựng chiến lược điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam” do Viện Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH-ĐT) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban - Ban Nghiên cứu tổng hợp Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, thuế thuốc lá ở Việt Nam còn tương đối thấp so với các nước ASEAN và trung bình thế giới. Qua kinh nghiệm từ Philippine và một số quốc gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với người có thu nhập thấp và trẻ em. Đồng thời thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt có thể giúp Chính phủ cải thiện nguồn thu ngân sách nói chung và từ đó có thể gia tăng đầu tư vào lĩnh vực khác. 

“Việt Nam cần nghiên cứu để chuyển sang áp dụng cơ chế thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp đối với thuốc lá. Việt Nam cần rà soát và nâng cao năng lực để đánh giá định lượng, ở cả cấp vi mô và vĩ mô, đối với các đề xuất chính sách đối với thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá. Nghiên cứu, đề xuất sửa quy định của Luật Ngân sách Nhà nước theo hướng cho phép gắn một số khoản thu thuế tiêu thụ  đặc biệt đặc thù (như thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá) với một số chương trình, hoạt động chi từ nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững”, ông Nguyễn Ánh Dương nhấn mạnh.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读