当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【espanyol đấu với real sociedad】Vì sao buôn lậu ngà voi xuyên quốc gia không giảm?

vi sao buon lau nga voi xuyen quoc gia khong giam

Ngà voi do lực lượng Hải quan chủ trì bắt giữ ngày 4/10 tại cảng Đà Nẵng.​​​

Ngà voi dùng làm gì?

Liên tiếp những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10, lực lượng Hải quan đã chủ trì triệt phá 2 vụ vận chuyển ngà voi, vảy tê tê tại sân bay quốc tế Nội Bài và cảng Đà Nẵng, thu giữ hàng tấn ngà voi, vảy tê tê.

Cụ thể, ngày 4/10, Cục Hải quan Đà Nẵng đã chủ trì, phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan), lực lượng chuyên trách về chống tội phạm ma túy của Công an, Bộ đội Biên phòng TP.Đà Nẵng tiến hành khám xét các lô hàng nghi vấn có xuất xứ Nigeria.

Kết quả ban đầu phát hiện trong container có 200 bao đựng vảy tê tê và ngà voi, trọng lượng (chưa cân cụ thể) khoảng 6 tấn vảy tê tê và 2 tấn ngà voi. Đây là vụ bắt giữ ngà voi và vảy tê tê lớn nhất cả nước kể từ đầu năm 2018 đến nay và nhiều năm gần đây.

Trước đó, ngày 28/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Hà Nội) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Cục Hải quan Hà Nội), Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc- Đội 1 (Cục Điều tra chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan) kiểm đếm 24 thùng carton hàng hóa được gửi từ Nigeria về Việt Nam. Khám xét các thùng hàng, lực lượng Hải quan phát hiện, thu giữ hơn 190 kg ngà voi, sản phẩm ngà voi và hơn 800 kg vảy tê tê.

Như vậy, vấn đề buôn lậu ngà voi lại nóng sau hơn 1 năm trầm lắng kể từ những vụ bắt giữ ngà voi liên tiếp do Cục Hải quan TP.HCM thực hiện cuối năm 2016 và đầu năm 2017.

Điểm đáng chú ý, 2 vụ việc vừa được bắt giữ có điểm chung là dù đi đường biển hay đường hàng không, các lô hàng đều có xuất xứ từ Nigeria.

Liên quan đến câu chuyện sử dụng và buôn lậu ngà voi xuyên quốc gia, phóng viên tìm gặp TS. Đặng Tất Thế- Trưởng phòng Hệ thống học phân tử và di truyền bảo tồn (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). T.S Đặng Tất Thế là một trong những chuyên gia hàng đầu trong nước về lĩnh vực này và có nhiều năm sát cánh cũng lực lượng Hải quan trong xử lý các vụ vi phạm liên quan đến ngà voi và động, thực vật hoang dã nằm trong danh mục của Công ước CITES.

Theo T.S Đặng Tất Thế, khác với sừng tê giác hay vảy tê tê có liên quan đến các đơn thuốc đông y, ngà voi chỉ được dùng để làm đồ trang trí, nhất là đồ mỹ nghệ. “Nhiều thế kỷ trước việc sử dụng ngà voi làm đồ mỹ nghệ được nhiều quốc gia thực hiện. Nhưng những năm gần đây, Trung Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường chủ yếu tiêu thụ sản phẩm này”- T.S Đặng Tất Thế nói.

Đáng chú ý, tháng 10/2008, 4 quốc gia ở châu Phi là Namibia, Botswana, Nam Phi và Zimbabwe được Ban Thư ký CITES cho phép bán đấu giá hơn 100 tấn ngà voi với 2 thị trường mua chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản. Theo T.S Thế, đây là một trong những vụ bán đấu giá ngà voi hợp pháp lớn, hiếm hoi trong hàng chục năm trở lại đây. Để được bán, cũng như được mua ngà voi, các quốc gia phải đáp ứng những điều kiện hết sức chặt chẽ do Ban Thư ký CITES đưa ra.

Cũng theo vị chuyên gia này, ở Việt Nam, ngà voi và sản phẩm ngà voi không được sử dụng nhiều vì giá cả đắt đỏ và cũng không phải là thú chơi truyền thống.

Liên quan đến câu chuyện về giá cả đối với mặt hàng ngà voi, T.S Đặng Tất Thế cho hay, trên thị trường chủ yếu là hàng lậu nên không có cơ sở định giá chính xác, tuy nhiên, qua một số kênh thông tin tham khảo cho thấy trước đây mặt này có giá dao động từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng/kg, nhưng gần đây giảm còn 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng/kg. “Nhưng có trường hợp đặc biệt là các cặp ngà đẹp giá có thể cao hơn nhiều. Việc giảm giá do nhu cầu tiêu thụ ngà voi gần đây giảm, một trong những nguyên nhân có thể do Trung Quốc đóng cửa 24 xưởng chế tác ngà voi hợp pháp vào năm 2017”- T.S Thế thông tin.

Trước thực tế lực lượng Hải quan và các cơ quan chức năng ở Việt Nam bắt giữ hàng chục vụ vi phạm liên quan đến ngà voi, thu giữ hàng chục tấn tang vật trong những năm gần đây, vậy phải chăng Việt Nam là đích đến? TS. Đặng Tất Thế cho hay, không chỉ ông mà trong nhiều cuộc họp của CITES hay các tổ chức quốc tế liên quan đến bảo tồn động, thực vật hoang dã, các chuyên gia quốc tế đều có cùng nhận định, Việt Nam hay một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á chỉ là một trong những điểm trung chuyển trong đường dây buôn lậu ngà voi xuyên quốc gia.

Lý do được đưa ra dựa vào việc phân tích các yếu tố thị trường, nhu cầu tiêu dùng được ông đề cập như ở trên. Thực tế nhiều vụ việc do Hải quan Việt Nam bắt giữ trước đây đều liên quan đến các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất, nhất là tạm nhập tái xuất hàng hóa đi Trung Quốc.

Trở lại 2 vụ việc do lực lượng Hải quan bắt giữ gần đây đều có xuất xứ từ Nigeria, T.S Đặng Tất Thế cho hay, thực tế Nigeria không phải là quốc gia có đàn voi phong phú ở châu Phi. Tuy nhiên, có thể, khu vực cảng của quốc gia này nằm trong mắt xích của các đối tượng buôn lậu ngà voi quốc tế nên hàng hóa được tập kết ở đây để vận chuyển đến thị trường tiêu thụ.

Khởi tố tội danh nào?

Đến chiều 10/10, lực lượng Hải quan vẫn đang thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trước khi ban hành quyết định xử lý đối với 2 vụ việc vi phạm được phát hiện gần đây. Các vụ vi phạm vừa qua vẫn được quen gọi là “buôn lậu ngà voi”. Nhưng thực tế các vụ việc này có bị khởi tố tội danh buôn lậu hay không? Câu trả lời vẫn phải chờ quyết định chính thức từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên, qua theo dõi các vụ việc trước đây chúng tôi nhận thấy những vụ vi phạm liên quan đến ngà voi thường bị khởi tố với tội danh “vận chuyển trái phép hàng hóa”.

“Hiện nay, theo quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan được khởi tố vụ án hình sự đối với 3 tội danh: Buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm”- một công chức Hải quan có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác tham mưu, xử lý vi phạm trong lĩnh vực hải quan chia sẻ.

Hải quan Hải Phòng được nhận Bằng khen của CITES

Ngày 14/3/2010, tại phiên họp mở đầu của Hội nghị các nước thành viên Công ước CITES lần thứ 15 được tổ chức tại thủ đô Doha, Qatar, Tổng Thư ký CITES quốc tế Willem Wijnstekers đã trao Bằng khen ghi nhận thành tích đấu tranh với nạn buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã nguy cấp của Cục Hải quan Hải Phòng, với sự chứng kiến của trên 3.000 đại biểu đến từ 175 nước thành viên CITES và các tổ chức quốc tế.

Bằng khen được trao cho Hải quan Hải Phòng là Bằng khen thứ 6 (tính đến thời điểm đó-PV) do tổ chức này trao tặng cho lực lượng thừa hành pháp luật của các nước trên thế giới kể từ khi thành lập năm 1973. Đây là lần đầu tiên Việt Nam được nhận Bằng khen của CITES quốc tế.

Bằng khen của Tổng Thư ký CITES tặng Cục Hải quan Hải Phòng ghi nhận thành tích phát hiện và bắt giữ hơn 8 tấn ngà voi, một số lượng lớn mai rùa và vẩy tê tê vận chuyển trái phép từ châu Phi và các nước châu Á trong 6 tháng đầu năm 2009.

分享到: