Một kết thúc “không có thỏa thuận” hỗn loạn đối với cuộc khủng hoảng Brexit kéo dài 5 năm của Vương quốc Anh sẽ thể hiện thông qua các chuỗi cung ứng mỏng manh trải dài khắp Anh,ênbốhủybỏcáccuộcđàmphánBrexitsausứcéptạiHộinghịThượngđỉkeo trực tuyen EU và hơn thế nữa - cũng như ảnh hưởng kinh tế từ đại dịch Covid-19 ngày càng trầm trọng hơn. Động thái của ông Johnson diễn ra ra sau khi Hội nghị thượng đỉnh Brexit ngày 15/10 tạo sức ép đối với Anh và EU đưa ra tối hậu thư rằng đàm phán thiếu tiến bộ, yêu cầu London nhượng bộ những điểm nghẽn chính hoặc tan vỡ mối quan hệ với khối liên minh từ ngày 01/01/2021. Thủ tướng Anh khẳng định sẵn sàng cho ngày 01/01 tới với những thỏa thuận dựa trên các nguyên tắc cơ bản của thương mại tự do toàn cầu giống như của Australia. Nước Anh tự tin và sẽ chuẩn bị cho những giải pháp thay thế và sẽ phát triển thịnh vượng với tư cách một quốc gia thương mại tự do độc lập, có kiểm soát và thiết lập luật pháp của riêng mình. Các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh tại Brussels vào ngày 16/10 vẫn mong muốn có một thỏa thuận thương mại và các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục, mặc dù không phải với bất kỳ giá nào. Thủ tướng Đức Angela Merkel hiện là nhà lãnh đạo quyền lực nhất châu Âu, cho rằng tốt nhất là đạt được một thỏa thuận và cần có sự thỏa hiệp của cả hai bên. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì cho rằng Anh cần một thỏa thuận Brexit hơn 27 quốc gia EU. Người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết các cuộc đàm phán hiện đã kết thúc và không có lý do gì khi trưởng đoàn đàm phán của EU đến London vào tuần tới nếu không có sự thay đổi trong cách tiếp cận. Sau khi yêu cầu London nhượng bộ thêm cho một thỏa thuận, các nhà ngoại giao và quan chức EU đã coi động thái của Thủ tướng Johnson chỉ là lời nói suông, mô tả đó là một nỗ lực để đảm bảo nhượng bộ trước khi thỏa thuận được thực hiện vào phút cuối. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho rằng ông Johnson đã phát tín hiệu rằng London đã sẵn sàng thỏa hiệp. Trong khi các ngân hàng đầu tư của Mỹ đồng ý rằng một thỏa thuận là kết quả cuối cùng có thể xảy ra nhất, thì sự đồng thuận đã sai trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016: khi người Anh được 52%-48% bỏ phiếu để rời khỏi liên minh, thị trường sụp đổ và các nhà lãnh đạo châu Âu đã bị sốc. Cái gọi là “thỏa thuận kiểu Australia” có nghĩa là Vương quốc Anh sẽ giao dịch theo các điều kiện của Tổ chức Thương mại Thế giới: là một quốc gia không có hiệp định thương mại với EU, như Australia, thuế quan sẽ được áp đặt theo các quy định của WTO, có khả năng làm tăng giá đáng kể. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen rất muốn đạt được một thỏa thuận, mặc dù Tổng thống Pháp tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng hiện trạng đàm phán không phải là đang vấp phải vấn đề đánh bắt cá mà đó là lập luận chiến thuật của Anh khiến mọi thứ đều trở nên bế tắc. Anh chính thức rời EU vào ngày 31/01, nhưng hai bên đã thương lượng về một thỏa thuận điều chỉnh thương mại trong tất cả các lĩnh vực, khi tư cách thành viên không chính thức được gọi là giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào ngày 31/12. Chính phủ của Thủ tướng Johnson đã nhiều lần khẳng định muốn có một thỏa thuận nhưng Anh có thể thực hiện thành công kịch bản không có thỏa thuận, điều này sẽ khiến 900 tỷ USD thương mại song phương hàng năm rơi vào tình trạng không chắc chắn và có thể gây ảnh hưởng đến biên giới. 27 nước thành viên của EU, có nền kinh tế trị giá 18,4 nghìn tỷ USD, vượt xa nền kinh tế 3 nghìn tỷ USD của Vương quốc Anh, cho biết tiến bộ đã đạt được trong những tháng gần đây mặc dù cần có sự thỏa hiệp. Các điểm nghẽn chính vẫn là đánh bắt cá và cái gọi là sân chơi bình đẳng - các quy tắc nhằm ngăn chặn một quốc gia giành được lợi thế cạnh tranh so với đối tác thương mại. |