您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【truc tiep bong dá】Tăng tài trợ thương mại có thể giúp xuất khẩu của Việt Nam thêm 55 tỷ USD mỗi năm 正文
时间:2025-01-10 00:25:44 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá
Ngày 22/2 tại Hà Nội, IFC và WTO phối hợp tổ chức hội thảo về tăng cường tài trợ thương mại tại Việt truc tiep bong dá
Ngày 22/2 tại Hà Nội,ăngtàitrợthươngmạicóthểgiúpxuấtkhẩucủaViệtNamthêmtỷUSDmỗinătruc tiep bong dá IFC và WTO phối hợp tổ chức hội thảo về tăng cường tài trợ thương mại tại Việt Nam, nhằm thảo luận về các cơ hội mở rộng tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất và xuất nhập khẩu trong nước tăng cường giao thương quốc tế với sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ các ngân hàng.
Theo báo cáo "Tài trợ thương mại tại khu vực Mê Kông" mới công bố của IFC và WTO, việc cải thiện khả năng tiếp cận tài trợ thương mại với chi phí hợp lý có thể giúp kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm tương ứng 6% và 9%. Điều này đồng nghĩa với việc tổng giá trị thương mại hàng hóa có thể tăng thêm tới hơn 55 tỷ USD mỗi năm.
Ông Thomas Jacobs - Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, ông Thomas Jacobs - Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, nghiên cứu cho thấy, tài trợ thương mại trong nước của Việt Nam không những chưa phổ biến mà còn có chi phí cao, phân tán và mới chỉ dừng ở việc cung cấp các nghiệp vụ cơ bản.
Nghiên cứu "Tài trợ thương mại tại khu vực Mê Kông" là nghiên cứu thứ hai trong loạt khảo sát về tài trợ thương mại ở các khu vực, tiếp sau khảo sát về Tây Phi của IFC và WTO. Nghiên cứu phân tích hệ sinh thái tài trợ thương mại tại Việt Nam, Campuchia và Lào và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các giải pháp để các nhà xuất nhập khẩu có thể tham gia tích cực hơn vào thương mại quốc tế với sự hỗ trợ hiệu quả hơn của các tổ chức tài chính. Theo báo cáo, việc tăng cường độ bao phủ thậm chí còn quan trọng hơn việc giảm chi phí tài trợ thương mại. |
Năm 2022, các ngân hàng tại Việt Nam chỉ tài trợ thương mại cho 21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trị giá 731 tỷ USD của cả nước. Điều đáng chú ý là các ngân hàng chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia thương mại trong khu vực hơn là các công ty đa quốc gia lớn tham gia thương mại toàn cầu.
Nhiều công ty con của các công ty đa quốc gia trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao và giá trị lớn như điện tử và may mặc ít phụ thuộc hơn vào tài trợ thương mại mà trong đó ngân hàng trong nước đóng vai trò trung gian.
“Do tài trợ thương mại trong nước của Việt Nam hiện tập trung vào các nhà sản xuất trong nước nên việc mở rộng phạm vi tài trợ thương mại sẽ không chỉ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mà quan trọng hơn là thúc đẩy sản xuất, tăng cường hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và lan tỏa đồng đều hơn lợi ích của thương mại giữa các nhà sản xuất trong nước” - ông Thomas Jacobs nhận định.
Ông Marc Auboin - chuyên gia của WTO cho biết, ở các quốc gia tiên tiến, mức độ sử dụng tài trợ thương mại lên tới 60% trong khi ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, hiển thị phần hỗ trợ của tài chính cho lĩnh vực này chỉ khoảng 20%. Các nhóm ngành tài chính trong nước cần hỗ trợ lớn hơn nữa để thương mại trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, yêu cầu cao về tài sản thế chấp và quy trình thẩm định phức tạp là hai trong nhiều lý do chính khiến họ không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các ngân hàng. Về phía cung, trong năm 2022, các ngân hàng Việt Nam từ chối trung bình 12% số yêu cầu tài trợ thương mại - chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tương đương với khoảng 20,3 tỷ USD nhu cầu chưa được đáp ứng. Nguyên nhân từ chối được cho là do thiếu tài sản thế chấp và rủi ro tín dụng cao
Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ở các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia đang phát triển, khoảng cách giữa cung và cầu về tài trợ thương mại lên đến khoảng 2.500 tỷ USD. Khoảng cách này lớn nhất đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, vốn thường hay bị từ chối cấp vốn tài trợ thương mại hơn nam giới. Tuy nhiên, nhiều giao dịch thương mại khả thi cũng có thể đã bị từ chối tài trợ.
Báo cáo khuyến nghị phát triển các công cụ mới như tài trợ chuỗi cung ứng và các dịch vụ số hóa sáng tạo để giảm chi phí và cải thiện khả năng tiếp cận. Để làm được điều này, cần hoàn thiện khung pháp lý nhằm giải quyết các yêu cầu về tài sản thế chấp, giao dịch số hóa, các điều kiện của ngân hàng trung ương và khung trách nhiệm giải trình. Báo cáo cũng đề xuất nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà cung cấp trong nước về cách thức tiếp cận tài trợ thương mại.
Đại diện các IFC, WTO và các ngân hàng thảo luận tại hội thảo |
Cho ý kiến về giải pháp tăng cường tài trợ thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, các ngân hàng không phân biệt đối tượng khách hàng và đều mong muốn được phục vụ các doanh nghiệp để mở rộng tệp khách hàng của mình. Tuy nhiên, vấn đề là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của các ngân hàng khiến rủi ro tín dụng cao, các ngân hàng e dè trong việc cung cấp các khoản tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp này.
Do đó, để cải thiện tình trạng này, các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng đáp ứng điều kiện của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng bằng việc nâng cao tính minh bạch về báo cáo tài chính, quản trị doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các ngân hàng trong hoạt động cho vay.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tài trợ thương mại. Ông bày tỏ hi vọng việc Luật Các tổ chức tín dụng mới được Quốc hội thông qua sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn, đồng thời mong chờ Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành nghị định và thông tư hướng dẫn luật này để tạo điều kiện cho hoạt động tài trợ thương mại phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Đại diện cho khối doanh nghiệp ngân hàng, ông Đinh Ngọc Dũng - Phó Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng doanh nghiệp, Ngân hàng SHB chia sẻ, tài trợ thương mại cho chuỗi cung ứng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên, tối ưu hóa sự tham gia của các bên trong thực hiện mua bán hàng hóa, cung cấp sản phẩm dịch vụ.
Nhưng thách thức về năng lực quản trị, minh bạch hóa thông tin của các doanh nghiệp còn hạn chế nên đây là thách thức lớn đối với các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại. Bên cạnh đó, để mở rộng hoạt động này, các ngân hàng cũng sẽ phải đầu tư chi phí không nhỏ cho số hóa, công nghệ trong khi để thu hồi được vốn trong tài trợ chuỗi cung ứng cần thời gian dài.
Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng SHB cũng bày tỏ hy vọng: “Cùng với nỗ lực của IFC, các doanh nghiệp và các bên liên quan, tôi tin rằng, với những dấu hiệu tích cực trong thời gian qua thì hoạt động tài trợ chuỗi này phát triển mạnh tại Việt Nam trong thời gian tới”.
Các nhà kinh tế của WTO ước tính, việc mở rộng tài trợ thương mại từ 25% lên 40% trên thế giới sẽ giúp gia tăng các dòng chảy thương mại trung bình hàng năm thêm 8%. Khi các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và những doanh nghiệp khác được tiếp cận với các mạng lưới sản xuất và thương mại toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng và việc làm, thương mại thế giới sẽ trở nên đa dạng, năng động và bao trùm hơn. |
Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ2025-01-10 00:19
Hà Nội cam kết tiếp tục nỗ lực cao nhất để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra2025-01-10 00:02
Bí thư tỉnh làm hết trách nhiệm, chống tham nhũng ở địa phương sẽ thành công2025-01-09 23:58
Báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp2025-01-09 23:44
Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe2025-01-09 23:25
Tránh quan niệm nhà ở xã hội cho đối tượng loại 2, giá rẻ, chất lượng kém2025-01-09 23:06
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình2025-01-09 22:38
Kiểm sát chặt chẽ, thận trọng, thực thi nghiêm pháp luật2025-01-09 22:32
Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải2025-01-09 22:21
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm2025-01-09 22:14
Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép2025-01-10 00:21
Thủ tướng đồng ý vay 2,53 tỷ USD cho 16 dự án ODA vùng ĐBSCL2025-01-10 00:20
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Họp báo2025-01-09 23:32
Giữ lửa và truyền lửa2025-01-09 23:30
Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác2025-01-09 22:56
Thêm đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đảm bảo công bằng xã hội2025-01-09 22:32
Thủ tướng chốt ngày khởi công nhiều dự án cao tốc quan trọng2025-01-09 22:28
Thủ tướng yêu cầu Bắc Kạn cần tập trung vào 2 đột phá là kinh tế rừng và du lịch2025-01-09 22:17
Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc nắng gián đoạn, khả năng mưa chiều tối2025-01-09 21:54
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 tân Phó Thủ tướng Chính phủ2025-01-09 21:47