【bảng xếp hạng serie a của ý】Diễn đàn Thanh niên Công Thương với pháp luật về thương mại điện tử
Giảm tối đa gánh nặng chi phí cho các sàn thương mại điện tử |
Diễn đàn có sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân,ễnđànThanhniênCôngThươngvớiphápluậtvềthươngmạiđiệntửbảng xếp hạng serie a của ý đồng chí Bùi Hoàng Tùng - Bí thư Đoàn Khối các cơ quan Trung ương và rất nhiều Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ và các Đoàn bạn; Diễn giả tại diễn đàn là các đồng chí lãnh đạo: Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Pháp chế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Thương mại Điện tử và kinh tế số.
Triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11, Đoàn thanh niên Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Thanh niên Công Thương với pháp luật thương mại điện tử và Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam năm 20022”.
Đây là một hoạt động vô cùng thiết thực, ý nghĩa trong bối cảnh hoạt động thương mại điện tử ở nước ta đang diễn ra vô cùng sôi động, tăng trưởng nhanh và thu hút ngày càng nhiều đối tượng, đặc biệt là người trẻ tham gia. Mặt khác, đây cũng là nhiệm vụ quản lý nhà nước quan trọng của Bộ Công Thương.
Đồng chí Phạm Khắc Huy, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương |
Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, đồng chí Phạm Khắc Huy, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương cho biết, năm 2021, do tác động của dịch bệnh Covid19, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ ở mức 2,58%. Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ đô la Mỹ. Dự báo năm 2022, doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 16,4 tỷ đô la Mỹ.
Theo kết quả thống kê của các tổ chức quốc tế: năm 2021 Việt Nam có 70.3% dân số sử dụng internet, thời gian sử dụng internet trung bình mỗi ngày là 6 giờ 47 phút; 58.2% người dùng internet có mua hàng hóa hoặc dịch vụ hàng tuần và trên 50% người dùng internet trong độ tuổi từ 16-35 tuổi.
“Từ những số liệu trên có thể nhận định, thanh niên là lực lượng chính, tiên phong trong việc sử dụng Internet, cũng như tham gia thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Với mục tiêu để đoàn viên, thanh niên có cơ hội tìm hiểu, trao đổi và qua đó có góc nhìn toàn diện hơn đối với pháp luật về thương mại điện tử; đồng thời nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật và nhận thức về ý nghĩa, vai trò của ngày Pháp luật Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ tổ chức Diễn đàn “Thanh niên Công Thương với pháp luật về thương mại điện tử” - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương bày tỏ.
Theo đồng chí Phạm Khắc Huy, diễn đàn còn là hoạt động cụ thể thực hiện định hướng xuyên suốt của Đoàn thanh niên Bộ là triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên gắn với nhiệm vụ chuyên môn của ngành Công Thương.
Đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại Diễn đàn |
Thay mặt Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương, đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương bày tỏ sự hoan nghênh, ủng hộ và kỳ vọng vào ý nghĩa thiết thực mà Diễn đàn mang lại.
“Diễn đàn không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thực thi pháp luật, mà còn giúp các đoàn viên thanh niên hiểu rõ hơn về vai trò trách nhiệm, quyền lợi và các kỹ năng cần thiết khi tham gia vào hoạt động thương mại điện tử. Việc tổ chức Diễn đàn này thể hiện sự năng động, sáng tạo, tinh thần xung kích và ý thức trách nhiệm của Đoàn thanh niên với các nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chuyên môn của ngành Công Thương" - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, diễn đàn còn có ý nghĩa đặc biệt hơn khi được tổ chức hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam, điều đó không chỉ khích lệ một số đơn vị làm công tác pháp chế, mà hơn thế nữa Đoàn thanh niên đã đề cập nhật đến một nội dung quan trọng khá quan trọng hiện nay là thương mại điện tử - một hoạt động luôn gắn liền với thanh niên, với tuổi trẻ, gắn liền với các hoạt động và rất gần gũi với cuộc sống. Chính điều này sẽ đặt ra tiền đề cho các hoạt động tiếp theo của Bộ, khích lệ các Đoàn thanh niên trực thuộc Bộ học hỏi, hoạt động sôi nổi hơn, tích cực hơn.
"Trong thời gian tới, tôi tin tưởng rằng với sự nỗ lực, sáng tạo không ngừng, Đoàn thanh niên Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổ chức thêm các hoạt động thực chất, đi vào chiều sâu, có nhiều cách làm hay, sáng tạo, đổi mới, góp phần phát huy các truyền thống tốt đẹp của Ngành, tạo sự đồng thuận, niềm tin vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia" - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.
Các đại biểu tham dự diễn đàn |
Thực tế cho thấy, nhờ định hướng thúc đẩy phát triển, thời gian qua, thương mại điện tử đã có sự phát triển bứt phá. Đánh giá về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay, đồng chí Ngô Đức Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho hay, theo Sách trắng Thương mại Điện tử Việt Nam năm 2022, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ B2C của Việt Nam năm 2022 được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Đến năm 2025, giá trị thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mức 39 tỷ USD, đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam cũng có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Singapore. Cụ thể, theo ước tính lần đầu tiên số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt 57 triệu người và có thể chạm mốc 60 triệu người.
Số lượng mua sắm trực tuyến lần đầu đạt 260 – 285 USD/người. Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C sẽ vượt mốc 7%, đạt từ 7,2% - 7,8% thị phần trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng Việt Nam.
Các diễn giả trình bày tham luận tại diễn đàn |
Chia sẻ thêm về chính sách, pháp luật về thương mại điện tử, theo đồng chí Ngô Đức Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử có một số nguyên tắc đặt ra ngay từ đầu đối với hoạt động thương mại điện tử như minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, xây dựng tập quán thương mại hiện đại; Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển; Đảm bảo sự bình đẳng giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống; Đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các chủ thể tham gia thương mại điện tử là doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tiếp theo đó, khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành, Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ra đời, đã góp phần hoàn thiện thêm khuôn khổ pháp luật về thương mại điện tử để đáp ứng yêu cầu phát triển.
Mặc dù hàng rào pháp lý cho thương mại điện tử tương đối đầy đủ, song theo ông Minh, chính với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, chính sách pháp luật luôn luôn chậm hơn thực tế, theo đó, việc cần thiết là cần sớm hoàn thiện các hình thức pháp lý mới đáp ứng các điều kiện ràng buộc trong phát triển thương mại điện tử hiện nay.
Diễn đàn có sự tham gia của hơn 120 đoàn viên |
Cũng tại diễn đàn, đại diện các đơn vị đã chia sẻ tham luận về giao kết hợp đồng và chứng thực hợp đồng điện tử; Bảo vệ thông tin cá nhân và an toàn thanh toán trong thương mại điện tử; tham luận về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử; Nhận diện các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng và các phương thức, kỹ năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử; Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Ngoài ra, các diễn giả cũng đã có cuộc trao đổi giải đáp nhiều thắc mắc của các bạn đoàn thanh niên xoay quanh những vướng mắc để thúc đẩy, lành mạnh hoá thị trường thương mại điện tử. Đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Phát biểu bế mạc, đồng chí Phạm Khắc Huy nhấn mạnh, thông qua Diễn đàn này, các đoàn viên thanh niên sẽ am hiểu hơn về các chính sách, pháp luật và quản lý nhà nước về thương mại điện tử; qua đó sẽ thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị và đưa ra những quyết định chính xác, hành vi tiêu dùng thông minh trên môi trường điện tử. Đặc biệt, mỗi đoàn viên, thanh niên tham dự Diễn đàn cũng sẽ nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật và nhận thức về ý nghĩa, vai trò của ngày Pháp luật Việt Nam.