Bà Võ Thị Hoàng Loan (ảnh),ữngtiếnvớitrọngtmdnsốvphttriểkết quả trận myanmar Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh, khẳng định: “Năm 2020 dù khó khăn, nhưng công tác DS-KHHGĐ đã đi đúng hướng, chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển với nhiều thành tựu nổi bật sẽ là động lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm nay”. Nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay, năm 2020 đã đạt được kết quả này như thế nào, thưa Bà ? - Chúng tôi đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân số. 100% các chỉ tiêu nâng cao chất lượng dân số đều đạt kết quả cao hơn năm 2019. Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân đạt 33,8%, vượt 3,8%. Có gần 100% người cao tuổi được khám, theo dõi sức khỏe và đạt gần 98% người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 41,67%, tăng 1,66% so với cùng kỳ năm 2019, vượt 1,67% so với chỉ tiêu năm 2020. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 61,2%, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019, vượt 1,2% so với chỉ tiêu năm 2020. Qua sàng lọc, đã phát hiện kịp thời 84 trường hợp trẻ mắc bệnh bẩm sinh và được quản lý, hướng dẫn điều trị bệnh kịp thời. Nâng cao chất lượng dân số, vậy có còn quan tâm KHHGĐ hay không, thưa Bà ? - Chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển, chứ không phải là “từ bỏ” KHHGĐ. Chúng tôi luôn duy trì vận động áp dụng các biện pháp tránh thai đối với những trường hợp đã sinh đủ hai con hoặc trường hợp mới sinh con nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các lần sinh và hạn chế tình trạng nạo phá thai và mang thai ngoài ý muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, duy trì nòi giống sau này người phụ nữ. Đối với các cặp vợ chồng thuộc hộ nghèo, cận nghèo còn trong độ tuổi sinh đẻ đã sinh đủ hai con, ngành vận động áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại mang tính chất lâu dài, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng sinh thêm con ở nhóm đối tượng này. Kết quả, đã vận động chuyển đổi đạt trên 80%. Hậu Giang đang là tỉnh có mức sinh khá thấp, ngành đã có những động thái tích cực gì để cải thiện mức sinh trong năm 2020 ? - Hậu Giang là một trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất của cả nước. Chúng tôi đã tham mưu Tỉnh ủy các giải pháp thực hiện tăng tổng tỷ suất sinh, đến nay có 100% huyện, thị, thành ủy đã bổ sung chỉ tiêu tăng tổng tỷ suất sinh vào Nghị quyết đại hội Đảng bộ cấp huyện, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh bổ sung chỉ tiêu tăng tổng tỷ suất và tỷ suất tăng dân số tự nhiên vào chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021-2025. Cuối năm 2019, tổng tỷ suất sinh chỉ đạt 1,3 con/bà mẹ, sau 1 năm thực hiện các giải pháp thì tổng tỷ suất sinh đạt 1,34 con/bà mẹ; tăng cường thực hiện mô hình sinh đủ hai con, đã có 47/75 xã, phường, thị trấn đăng ký thực hiện với gần 16.000 phụ nữ đăng ký sinh đủ hai con. Song, vận động sinh đủ hai con không dễ. Hiện nay, chính sách chỉ mới ở mức độ phát động, khen thưởng cho ấp, xã thực hiện mô hình sinh đủ hai con theo Nghị quyết số 21/2018/NQ-HĐND tỉnh về Quy định một số mức hỗ trợ thực hiện chính sách dân số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2019-2025. Năm 2021, ngành sẽ tiếp tục thực hiện chuyển trọng tâm với những giải pháp như thế nào, thưa Bà ? - Ngành tiếp tục thực hiện các giải pháp chuyển trọng tâm chính sách từ DS-KHHGĐ sang dân số và phát triển. Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân số. Hạn chế đến mức thấp nhất trẻ sinh mắc bệnh, dị tật bẩm sinh. Nâng cao thể lực, tầm vóc, trí tuệ và tinh thần, tiến đến nâng số năm sống khỏe cho người dân. Ngành phấn đấu từng bước thực hiện đạt và duy trì ổn định mức sinh thay thế. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho dân số và phát triển. Xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện mô hình sinh đủ 2 con đạt hiệu quả tốt hơn. Tham mưu tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong công tác dân số,… Qua đó, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân trong tỉnh. Xin cảm ơn Bà ! HỒNG DIỄM thực hiện |