【soi keo bdn】Lợi ích kép của ngành gỗ Việt Nam trong việc tạo ra tín chỉ carbon

时间:2025-01-12 13:40:27 来源:88Point

TheợiíchképcủangànhgỗViệtNamtrongviệctạoratínchỉsoi keo bdno ông Phùng Quốc Mẫn, Phó Chủ tịch HAWA (Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM), cho biết năm 2023 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam chỉ đạt 14,5 tỷ USD so với 15.8 tỷ USD năm 2022. Một trong những thị trường giảm mạnh nhất là EU. Trong hai tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trưởng tích cực và dự kiến năm nay ngành gỗ Việt Nam sẽ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 16 tỷ USD.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp ngành gỗ cần hiểu rõ, đáp ứng và mở rộng các thi trường xuất khẩu, tận dụng các cơ hội từ nhiều phía để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong đó có vấn đề tài chính carbon và thị trường carbon. Bởi vấn đề tài chính xanh và thị trường carbon không xa lạ với các nước phát triển nhưng lại là vấn đề hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng.

Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, ông Nguyễn Ngọc Tùng, Giám đốc Quỹ VinaCarbon đánh giá, ngành gỗ có tiềm năng rất lớn trong việc tạo ra tín chỉ carbon để bù đắp cho các ngành công nghiệp khác và giúp Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Bởi cây có tính năng hấp thụ carbon trong khí quyển và lưu trữ trong gỗ, hoặc có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng như một nguồn năng lượng tái tạo. Ngoài ra, ở một số lĩnh vực, gỗ có thể được sử dụng thay thế cho các vật liệu phát thải cao khác như bê tông, nhựa…

Việt Nam có khoảng hơn 14 triệu ha rừng, trong số đó có gần một nửa là rừng sản xuất. Theo ông Tùng, nếu các DN ngành gỗ nhận thức được việc đầu tư phát triển bền vững, giảm phát thải là xu thế tất yếu và cần thiết phải thực hiện thì nguồn thu của DN không chỉ đến từ các hoạt động chế biến gỗ và lâm sản mà còn từ tín chỉ carbon. Đồng thời, đầu tư cho giảm phát thải cho ngành gỗ cũng đồng nghĩa với DN tuân thủ các quy định quốc tế về quản lý và khai thác rừng bền vững, do đó sẽ tăng tính cạnh canh và khả năng thâm nhập vào các thị trường như EU, mang lại giá trị cao hơn cho hàng xuất khẩu của DN.

TS. Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Rừng Việt Nam (VFCO) cũng cho biết, kết quả kiểm kê khí nhà kính quốc gia và tính toán phát thải khí trong lâm nghiệp cho thấy lĩnh vực lâm nghiệp là lĩnh vực duy nhất có phát thải ròng âm, tức là lượng hấp thụ carbon của rừng lớn hơn lượng phát thải carbon. Tính trung bình trong giai đoạn 2010-2020, lượng phát thải ròng trung bình năm trong lâm nghiệp là khoảng âm 40 triệu tấn CO2 tương đương. Nếu quy ra giá trị bằng tiền để giảm 40 triệu tấn CO2 tương đương khoảng 3.500 tỷ đồng với giả định chi phí giảm phát thải 1 tấn CO2 tương đương là 5 USD.

Qua đó cho thấy, ngoài các lợi ích lâm sản mà rừng đang mang lại cho hoạt động sản xuất, việc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam và tạo nguồn tài chính bổ sung từ các hoạt động mua bán, trao đổi và thương mại tín chỉ carbon tại thị trường carbon trong nước và quốc tế. Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng thị trường carbon trong nước và khi đi vào hoạt động sẽ mở ra các cơ hội về mua bán, trao đổi, thương mại tín chỉ carbon giữa các DN, thúc đẩy đầu tư cho giảm phát thải khí nhà kính và tăng hấp thụ carbon trong các hoạt động lâm nghiệp.

 Ảnh minh họa 

推荐内容