Âm nhạc kích thích sự phát triển về cảm xúc,Âmnhạcgiúptrẻpháttriểncảmxúcvàtrítuệbóng đá bình định thanh hóa trí tuệ, ngôn ngữ của trẻ em khi được tiếp cận một cách khoa học. Ý thức được điều này, nhiều phụ huynh đã đưa con mình đến với các lớp dạy đàn với mong muốn con sẽ có thêm kênh giải trí sau những giờ học căng thẳng. Các học viên nhí luyện ngón tại lớp đàn Nhà Thiếu nhi tỉnh
Đến với lớp học đàn tại Nhà Thiếu nhi tỉnh, tiếng đàn organ vang lên vui nhộn qua từng ngón tay uyển chuyển của các em học viên. Nhìn các em say sưa luyện ngón, gương mặt thích thú đầy sự đam mê, những nốt nhạc đô, rê, mi, fa, sol, la, si thi nhau bay bổng trong căn phòng. Em Nguyễn Bảo Ngọc, học sinh lớp 8A4 trường THCS Trần Bình Trọng (TP.Thủ Dầu Một), học đàn ở Nhà Thiếu nhi tỉnh từ năm 2018, cho biết tuy chỉ mới học 2 năm nhưng càng học em càng thấy thích thú. Mỗi ngày, em dành 1 tiếng đồng hồ để luyện tập, giải trí sau giờ học. Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hiếu (TP.Thủ Dầu Một), cho biết vì thích hát nên chị cho con học đàn để có thể đánh bài mình thích, vừa phát triển khả năng và tư duy, vừa giảm áp lực trong việc học tập của em. Nay con chị đã biết tự luyện tập tại nhà và lên mạng tìm học thêm những bài hát mình yêu thích. Theo thầy Võ Thanh Tùng, giáo viên lớp đàn organ tại Nhà Thiếu nhi tỉnh, với tâm lý chung là cần cho con đi học thêm các môn năng khiếu ngay từ khi còn nhỏ, đàn piano, organ, ghi ta được các phụ huynh cho con học nhiều. Lớp đàn của Nhà Thiếu nhi tỉnh có khoảng 60 học viên nhí, từ 6 đến 15 tuổi. Sau thời gian nghỉ do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và áp lực hoàn thành học kỳ 2 ở trường nên hiện tại lớp học đã ít hơn trước. Chia sẻ với chúng tôi, thầy Thanh Tùng cho biết thêm, học đàn giúp các em tăng khả năng tập trung, linh hoạt hơn khi vận động cả hai bàn tay, kích thích não vận động. Nhiều em học được một thời gian trở nên điềm tĩnh hơn vì trong quá trình học đòi hỏi các em phải có sự kiên trì để học, luyện ngón và đàn được một bản nhạc. Tùy theo khả năng tiếp thu của từng em mà các bài giảng có thể là nhạc nước ngoài, như: Ode to joy, The traffic Cop, Merrily we roll along, ABC song… Hoặc các bản nhạc thiếu nhi Việt Nam, như: Trường mầm non, Cả nhà thương nhau, Đội kèn tí hon, 5 ngón tay ngoan… Với phương châm “Khơi nguồn và phát triển tình yêu âm nhạc”, nhạc sĩ Nguyễn Điệp, Trung tâm Trí Việt Music, cho biết trung tâm chuyên đào tạo các bộ môn piano, organ, ghi ta. Do lớp học có nhiều đối tượng, có em học nhanh, có em chậm tiếp thu nên giáo viên cần phải kiên trì, bên cạnh đó cần tạo cho các em sự thích thú để các em thấy được sự hứng thú khi đàn. Còn về phía các học viên thì học đàn không khó, chủ yếu là mình phải yêu thích và có thời gian tập luyện thường xuyên. Chỉ còn vài tuần nữa, năm học 2019-2020 sẽ kết thúc. Để chuẩn bị cho con có những ngày hè thật vui tươi, bổ ích thì việc tìm đến các lớp học đàn để con luyện ngón, phát triển tư duy cũng là một ý tưởng thú vị. Bởi theo nhiều nghiên cứu khoa học, âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ và nhiều khả năng khác. THỤC VĂN |