您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【bdkq u19】Bình Định tìm giải pháp sản xuất, tiêu thụ để nông sản phát triển bền vững 正文

【bdkq u19】Bình Định tìm giải pháp sản xuất, tiêu thụ để nông sản phát triển bền vững

时间:2025-01-25 20:52:33 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

VHO - Sáng 8.10 đã diễn ra Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản p bdkq u19

VHO - Sáng 8.10 đã diễn ra Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh,ìnhĐịnhtìmgiảiphápsảnxuấttiêuthụđểnôngsảnpháttriểnbềnvữbdkq u19 tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Đây là dịp để cơ quan quản lý nhà nước tôn vinh các thương nhân đã đóng góp cho phát triển sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của thương nhân, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

Bình Định tìm giải pháp sản xuất, tiêu thụ để nông sản phát triển bền vững - ảnh 1
Thương hiệu Lá Lành tại làng rau cổ Khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (Bình Định) được công nhận là rau VietGAP

Tại Hội nghị, các sở ngành đã triển khai quy trình quản lý sản xuất, thiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Bình Định; phổ biến, giới thiệu các quy định của pháp luật về giá và xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm; tổ chức ký kết cam kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa các đơn vị thu mua và các đơn vị sản xuất theo các phương thức ổn định sản xuất, kinh doanh trong thời gian đến.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Tự Công Hoàng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, thời gian quan tỉnh quan tâm chỉ đạo và có nhiều chính sách thúc đẩy sản xuất nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn.

Tỉnh đã xây dựng và triển khai nhiều đề án, kế hoạch, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết nhằm nâng cao giá trị nông, lâm, thủy sản. Qua đó, đã phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực, cũng như phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, đưa các giống mới vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất từng bước được đẩy mạnh. Diện tích đất canh tác được cơ giới hóa hầu hết các khâu trong quy trình sản xuất và chăn nuôi được đẩy mạnh chuyển đổi từ nhỏ lẻ sang trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm như: chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ heo thịt tại Hoài Ân, Hoài Nhơn; chuỗi bò thịt chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”.

Trong lĩnh vực ngư nghiệp, đã hỗ trợ ngư dân áp dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản thủy sản sau khai thác trên tàu cá, chú trọng cải hoán hầm bảo quản sản phẩm có kết cấu phù hợp đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bên cạnh đó chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản được tỉnh quan tâm triển khai mạnh mẽ.

Bình Định tìm giải pháp sản xuất, tiêu thụ để nông sản phát triển bền vững - ảnh 2
Toàn cảnh Hội nghị

Theo ông Nguyễn Tự Công Hoàng, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Bình Định có thể kể tên như: Sản phẩm trồng trọt có lúa, ớt, lạc, sắn, dừa, bưởi, xoài; trong đó một số sản phẩm có tiềm năng phát triển thành hành hóa tập trung hướng tới xuất khẩu như ớt, bưởi, dừa, xoài.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, diện tích trồng rau các loại (chủ yếu là ớt) đạt 10.745,2ha, năng suất 208.718,2 tấn; diện tích trồng bưởi đạt 725,6ha, năng suất 882,3 tấn; diện tích trồng dừa đạt 9.258,3ha, năng suất 91.452,6 tấn; diện tích trồng xoài đạt 992,6ha, năng xuất 4.785,2 tấn. Về chăn nuôi với các sản phẩm chủ lực là heo, bò, gà (sản lượng 9 tháng đầu năm 2024 lần lượt là 104.053,6 tấn, 28.830,8 tấn, 18.787.2 tấn).

Trong thời gian tới có nhiều cơ hội để hình thành sản phẩm tập trung theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi sạch, chăn nuôi hữu cơ, thân thiện với môi trường, gắn với các dự án chế biến gia súc, gia cầm nhằm nâng cao giá trị ngành chăn nuôi, tiến tới xuất khẩu và hình thành thương hiệu tầm quốc tế.

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng nhấn mạnh, Bình Định là vựa chăn nuôi heo lớn nhất khu vực với 686,2 nghìn con. Đàn bò nuôi có chiều hướng tăng, và tỉnh Bình Định đứng vị trí thứ nhất trong toàn vùng, với 308,6 nghìn con. Đàn gà nuôi của tỉnh Bình Định luôn đứng đầu vùng, với 8,5 triệu con.

Về sản phẩm OCOP, luỹ kế đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 382 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP; trong đó: 44 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 338 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thời gian qua cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, người nông dân chủ động hơn trong việc tìm kiếm đầu ra qua hệ thống đại lý thu mua ở địa phương.

UBND tỉnh Bình Định cũng ghi nhận và đánh giá cao các thương nhân là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá thể đã năng động thu mua nông sản để đưa đi tiêu thụ, chế biến và làm khâu trung gian thu mua cho các nhà máy, doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sản xuất, tiêu thụ nông sản của tỉnh vẫn thiếu tính bền vững, còn tình trạng được mùa mất giá, chi phí đầu vào sản xuất có lúc còn cao, chưa hình thành nhiều chuỗi giá trị từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối.

Bình Định tìm giải pháp sản xuất, tiêu thụ để nông sản phát triển bền vững - ảnh 3
Bưởi da xanh huyện Hoài Ân được công nhận sản phẩm OCOP, cây trồng ăn quả chủ lực của tỉnh Bình Định

Tại Hội nghị, các đại biểu, chuyên gia, thương nhân đã chủ động phản ánh thực trạng và hiến kế các giải pháp cho sản xuất và tiêu thụ nông sản thời gian tới ổn định, bền vững, mang lại giá trị cao cho sản phẩm nông nghiệp tỉnh.

Đồng thời có những kiến nghị, đề xuất phù hợp với UBND tỉnh Bình Định để tháo gỡ điểm nghẽn trong tiêu thụ nông sản.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng cho biết, việc giải quyết kiến nghị, đề xuất giữa các cơ quan quản lý nhà nước với thương nhân theo nguyên tắc chính quyền tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ quy định pháp luật cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh; thương nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ ổn định giá cả thị trường, tuân thủ pháp luật trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, an toàn thực phẩm và có biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.