您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【số liệu thống kê về schalke 04 gặp hertha bsc】Triết lý "mượn gà đẻ trứng" của người thành công: Càng nhiều tiền càng đi vay nhiều

Cúp C21人已围观

简介Triết lý "mượn gà đẻ trứng" của người thành công: Càng nhiều tiền ...

Triết lý "mượn gà đẻ trứng" của người thành công: Càng nhiều tiền càng đi vay nhiều

Đào Thị

Từ trước tới nay,ếtlýmượngàđẻtrứngcủangườithànhcôngCàngnhiềutiềncàngđivaynhiềsố liệu thống kê về schalke 04 gặp hertha bsc nhiều người vẫn cho rằng chỉ có những người nghèo khó, thiếu thốn mới hay đi vay mượn, nhưng thực tế lại cho thấy, người càng giàu có, càng thành đạt thì lại càng thích vay mượn nhiều hơn. Tư duy khác biệt về cách sử dụng đồng tiền chính là mấu chốt để tạo nên sự giàu có.

Người càng giàu càng thích vay mượn

Năm 2012, Mark Zuckerberg– “gã độc tài” của “đế chế” Facebookđã mua một ngôi nhà ở California trị giá 6 triệu USD bằng một khoản vay thế chấp trong 30 năm. Chắc hẳn tất cả chúng ta đều có chung thắc mắc: tại sao một trong những người giàu có nhất thế giới, sở hữu khối tài sản khổng lồ trị giá 15 tỷ USD lại phải đi mua một căn nhà thế chấp trong khi với khả năng tài chính của mình, Mark Zuckerberg hoàn toàn có thể dễ dàng mua được rất nhiều ngôi nhà với giá đó. Song thật ra, “mánh khoé” ở đây chính là Zuckerberg đang tận dụng tiền đi vay để tạo ra nhiều tiền hơn.

Robert Kiyosaki- tác giả của Rich Dad, Poor Dad, đã chia sẻ trên một bài báo rằng ông không hề ghét nợ nần. Robert coi các khoản nợ này như một loại “tài sản”. Robert kể lại: năm 1973, cha ông đã khuyến khích con trai mình tham gia vào một khoá học về bất động sản, tuy nhiên, mục đích chính là để tìm hiểu một cách kĩ càng về nợ và thuế. Từ đó cho tới nay, Robert vẫn mua bất động sản bằng tiền đi vay. Ông cho rằng vay mượn chính là cách để tạo ra dòng tiền.

Robert thường nghe mọi người than vãn rằng họ không thể đầu tư vì không có tiền. Nhưng đó là suy nghĩ của người nghèo và tầng lớp trung lưu, bởi theo Robert, ông không cần có tiền để đầu tư, các ngân hàng sẽ lo chuyện đó! Hệ thống ngân hàng đồ sộ luôn sẵn sàng cung cấp tiền cho các nhà đầu tư.

Giáo sư Đại học Nam California, Edward McCaffery nhận định: "Việc vay với lãi suất thấp để sở hữu một tài sản nào đó sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc mua ngay và phải trả thuế cho nó. Bởi không giống như tiền lương và tiền công, các khoản vay đều không bị đánh thuế. Họ có thể sử dụng khoản tiền đó để mua những thứ mình thích hoặc đầu tư và kiếm nhiều tiền hơn."

Người giàu luôn muốn vay được càng nhiều tiền càng tốt và muốn trả các khoan vay với lãi suất thấp càng chậm càng tốt. Số tiền này được tiếp tục đưa vào kinh doanh, mua thêm bất động sản hoặc chi tiêu… cứ như vậy, hình thành một chu kì khép kín và không ngừng tạo ra của cải. Các khoản vay đối với người giàu không phải là thứ gì đó nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn không có kiến thức gì về bất động sản, việc đi vay có thể là một điều mạo hiểm.

Biết cách vay mượn để trở nên giàu có hơn

Có một suy nghĩ đã trở thành lối mòn là: những người hay đi vay mượn là những người không có khả năng làm ra tiền. Tuy nhiên, vay nợ đúng cách lại có thể giúp bạn ngày càng có nhiều tiền hơn và thực tế đã chứng minh, người càng có năng lực làm ra tiền lại càng cần và thích đi vay.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, quỹ đạo tích luỹ tài sản của người nghèo thường có trình tự như sau: Nỗ lực làm việc – nhận lương theo tháng – chi tiêu tiết kiệm. Người nghèo thường cố gắng hết sức để kiếm tiền, sau đó lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng và để nó “yên vị” ở đó. Trong khi đó, quỹ đạo tích luỹ của người giàu thì rất khác biệt: Nỗ lực làm việc – tăng thu nhập – tìm cách vay tiền ngân hàng – dùng tiền vay đó để kiếm lời nhiều hơn. Đó là cách “mượn gà đẻ trứng” của người giàu: dùng tiền của ngân hàng, tiền của người khác để phục vụ mục đích của mình và từ đó, họ trở nên giàu có hơn.

Tính toán của những người đi vay tiền dường như đã rất rõ ràng: nếu một loại tài sản nào đó có khả năng tăng giá nhanh hơn so với lãi suất của khoản vay, họ sẵn sàng vay tiền để mua nó. Không chỉ có vậy, người giàu phân biệt rõ tài sản và tiêu sản, đồng thời, họ biết cách làm sao để sở hữu chúng. Họ biết cách sử dụng tiền một cách cực kì không ngoan, vì thế, không bao giờ họ mua một tiêu sản mà không có một khoản tiền khác tài trợ cho nó. Trong khi đó, người nghèo thì ngược lại, họ thường nhầm lẫn giữa tài sản và tiêu sản, từ đó đưa ra những quyết định sai lầm. Người nghèo thường dùng tiền vay mượn để mua những thứ có giá trị lớn và xem đó như tài sản, nhưng thực ra lại là tiêu sản và không hề sản sinh ra lợi nhuận.

Ví dụ trong việc mua nhà: người nghèo vay ngân hàng để mua nhà và đứng tên ngôi nhà đó, họ nghĩ rằng đó là tài sản của mình; nhưng thực chất đó lại là tài sản của ngân hàng, bởi ngôi nhà hàng tháng đều đem tiền ra khỏi túi của người nghèo và “chảy” vào túi của ngân hàng. Còn đối với người giàu, họ cũng sẽ vay tiền ngân hàng để mua nhà, nhưng ngôi nhà đó sẽ được sử dụng để sinh lời như cho thuê hoặc sửa sang lại để bán với giá cao hơn nhiều lần so với tiền lãi phải trả, và đó chính là cách để “tiền để ra tiền” thực sự.

Tags:

相关文章