发布时间:2025-01-10 18:54:38 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Giá dầu thô lặng sóng trong phiên giao dịch sáng ngày 5/1. Ảnh: T.L |
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 4/1 vì tồn kho xăng và sản phẩm từ dầu thô tăng mạnh tại Mỹ đã khiến thị trường phớt lờ lượng tồn kho dầu thô giảm nhiều hơn dự kiến.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 0,8% xuống 77,59 USD. Trong phiên, giá dầu Brent đều đã tăng và sau đó giảm 1 USD. Giá dầu WTI của Mỹ giảm 0,7% xuống 72,19 USD.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 5/1, giá dầu thô lặng sóng. Tại thời điểm 7h21 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent đi ngang ở 77,72 USD và giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,14% lên 72,29 USD.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, nhu cầu nhiên liệu thấp và lượng tồn kho tăng cao. Điều này đã gây áp lực lên giá dầu thô.
Trong đó, dự trữ xăng tăng 10,9 triệu thùng lên 237 triệu, mức tăng hàng tuần cao nhất trong hơn 30 năm. Tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 10,1 triệu thùng trong tuần trước lên 125,9 triệu thùng.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 5/1, giá gas tại thị trường thế giới giảm 0,53% xuống mức 2,83 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 2/2024.
Tuy nhiên, dự báo thời tiết cho thấy bắt đầu từ đầu tuần tới, một đợt rét đậm sẽ bao trùm châu Âu, với nhiệt độ ở Paris và Berlin dự kiến sẽ thấp hơn mức bình thường trong 30 năm qua. Thời tiết lạnh hơn sẽ làm tăng nhu cầu về khí đốt do mức tiêu thụ điện và sưởi ấm cao hơn. Song nhìn chung, giá khí đốt ở châu Âu vẫn ở mức thấp trong nhiều tháng do mức tồn kho cao trên khắp châu Âu khiến thị trường bớt lo lắng về tình trạng thiếu nguồn cung.
Theo Bloomberg, Mỹ lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, vượt qua hai nước xuất khẩu hàng đầu là Australia và Qatar. Cụ thể, Mỹ đã xuất khẩu 91,2 triệu tấn LNG trong năm 2023, tăng 14,7% so với năm 2022.
Qatar, nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới năm 2022, ghi nhận sản lượng giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016 (giảm 1,9%), đẩy nước này xuống vị trí thứ ba. Còn Australia đứng thứ hai với sản lượng xuất khẩu không thay đổi nhiều so với năm 2022.
Trong khi đó, các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất của Ukraine đang giúp Liên minh châu Âu tránh được cuộc khủng hoảng năng lượng trong mùa đông này. Tờ Financial Times của Anh đưa tin, các công ty châu Âu đã tăng tốc rút khí đốt tự nhiên khỏi các cơ sở của Ukraine để đáp ứng nhu cầu sưởi ấm ngày càng tăng.
Theo Financial Times, các công ty châu Âu đã đẩy nhanh việc lựa chọn khí đốt tự nhiên từ Ukraine trong những tháng mùa đông, giảm khả năng lục địa này sẽ bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng năng lượng khác, đặc biệt là sự gia tăng giá khí đốt./.
相关文章
随便看看