【kèo 3.5/4】Sự khác nhau giữa ngày khai trường ở Mỹ và Việt Nam
Chuyện thế kỷ trước
Chả bù cho bố nó ngày xưa. Hè đến là mẹ thích,ựkhácnhaugiữangàykhaitrườngởMỹvàViệkèo 3.5/4 con không đi học thì làm việc nhà. Thôi thì trông nhà, trông em, xay lúa, giã gạo, nấu cơm, tưới rau, bắt cua, bắt cá, chăn trâu, chẳng thiếu việc gì. Đứa lớn việc lớn, đứa nhỏ việc nhỏ. Lười thì bốc phân mà ăn, bà già lầm bầm chửi đứa nào không chịu làm.
Lớp học trẻ em thời chiến tranh. Ảnh trong triển làm "Trẻ em thời chiến". |
Lớn chút tập con trâu đi trước cái bừa theo sau. Còn bé nên khi nhấc bừa lên để bỏ đám rác bám đầy vào răng bừa, thả xuống, răng bừa nhọn đâm vào chân sau của con trâu. Thế là nó lồng lên chạy, chạy đến đâu răng tiếp tục đâm vào, càng đau càng chạy, có khi chạy cả km mới đuổi được, răng bừa đâm vào chân trâu, máu nhuộm đỏ.
Mình từng đi cày ruộng nước. Trông ông già hay ông anh cày thoăn thoắt, tưởng ngon ăn. Mình xuống thử, không biết cầm cày, mũi chúi xuống sâu, rắc, một cái gãy. Ông già chửi, mày đúng là đồ học trò, dài lưng tốn vải, chả biết làm cái gì cho nên hồn.
Nhưng mắng con một lúc vì tiếc cái cày giá mấy đồng bạc, ông lại lầm bầm như có nước mắt: “Mà thôi con ạ, con đừng theo nghiệp cầm cày. Con học giỏi mỗi năm một lớp, sau này thành anh giáo, có lương, có gạo phiếu, bố mẹ được nhờ. Làm nghề nông khổ lắm”.
Rồi mấy tháng hè cũng qua. Bà già lại thở ngắn dài, thế là mất đi một lực lượng lao động quan trọng. Đi học hết thì lấy ai trông nhà, nấu cơm. Khổ trần đời, hai ông bà, 8 đứa con là 10 người, không đi làm thì lấy gì mà đút vào miệng.
Cụ than trời, lo sách vở cho mấy đứa con thì méo mặt. Mua mấy thếp giấy, bút ngòi lá tre, lọ mực tím, thước kẻ và cái túi dết, may thì được cái áo nâu cài cúc đến tận cổ. Nếu không thì quần vá trùm vá đụp, áo rách tơi tả, cả tuần không giặt, mồ hôi muối, lúc khô trắng cả lưng. Dùng quần áo cũ, sách vở cũ của các anh chị là thường, mình chả bao giờ kêu một tiếng.
Mua vài thứ cho con đi học, mất mấy thùng lúa, học với chả hành, rồi còn học phí nữa chứ, bà lầm bầm. Chả biết có cơm cháo gì không. Hay là chúng mày nghỉ học hết đi...
Bà bảo chị Tuyết, con gái đầu lòng, học lớp 2 là đủ rồi, nhiều chữ cũng về làm dâu nhà người. Ở nhà đi cấy với bu. Chị trưởng khổ nhất nhà, khổ đến lúc đi lấy chồng và bây giờ vẫn khổ, dù từng đi TNXP, vào tận Nga Sơn (Thanh Hóa) để làm đường, bị máy bay Mỹ ném bom, suýt chết mấy lần.
Anh Lâm, con trai trưởng, hết lớp 4 và ở nhà cầm cầy. Anh Kế, học chưa hết lớp 6 đã đòi nghỉ, chăn trâu, cắt cỏ, đi cầy. 17 tuổi rưỡi đã xung phong đi bộ đội và nằm lại chiến trường. Các em học đến lớp 7, lớp 8, rồi nghỉ hết, vì trường xa 7-8km, một phần học dốt, một phần lười, một phần do nhà quá nghèo. Nhưng thời thế đổi thay, dù ít học, bây giờ mọi người đều khá giả, mấy anh em đều có xe hơi.
Hồi đó cả nhà trông vào mỗi anh Cua yếu đuối, cầm cái bừa không xong, gánh lúa không nổi, ăn hại nhất nhà, nhưng được cái học khá. Ông bà già tự hào, ai đến toàn khoe, thằng Cua nhà này, mới học lớp 5 mà đọc báo vanh vách, chả vấp chữ nào.
Ngày khai giảng đến, may thì có cái túi dết mới, mấy quyển vở có nhãn mới tinh, mình nắn nót bằng ngòi bút tre, mực tím và đề “Giang Công Cua, lớp 4A, trường Tổng”. Bố mẹ chẳng bao giờ biết con học ở lớp nào. Gặp thầy cô ở chợ thì hỏi thăm, con cái nhà tôi học thế nào. Bảo là cháu Cua không lưu ban, thế là mừng hơn con đỗ trạng.
Từ lớp 2 đến lớp 7, mình học ở Trường Yên, từ xóm Tụ An về trường Tổng là 4 km, toàn chân đất đi bộ, mưa nắng, rét mướt, đêm hôm, lụt lội, bão giông, suýt đắm thuyền, sợ ma hết hồn, thế mà cũng qua.
Đi qua đồng thấy mẹ cấy liền gọi rất to “Bu ơi, tôi đi học về rồi”. Mẹ ngả cái nón mê và bảo “Mày xuống đây cấy cho tao một lúc, bu sắp gẫy lưng rồi. Nhưng mà thôi, mày về học đi, sau có thành bác sỹ, chữa bệnh cho tao và cả xóm”.
Mùa Đông trời mưa rét, 3-4 giờ sáng, bố gọi, không muốn dậy, nằm gan, ngủ cố. Bà già phát cho mấy cái vào mông, dậy, dậy đi học, không đi học thì ở nhà hót phân. Có hai cái sọt tao để ở góc bếp ấy.
Nghe nói đi hót phân là sợ lắm, vùng dậy liền, dù sợ đom đóm, ma chơi hết hồn. Để cho bớt sợ, vừa đi vừa hát, quát ầm ỹ, để chó sủa, từ đầu xóm đến cuối xóm. Cả làng thức dây, lầm bầm chửi, tiên sư thằng con nhà ông Ba, nó đi học lên tỉnh đây, ầm ỹ làm bố mày mất giấc ngủ.
Thế mà cũng qua hết 10 năm ăn học. Rồi chả hiểu may mắn thế nào đi được nước ngoài. Lạ chưa từng thấy. Có lần về phép, mang về biếu bố mấy củ sâm mua ở Bắc Kinh, biếu mẹ mấy lọ sữa ong chúa mua bên Moscow, các bà, các bác mỗi người một lọ B12, cả làng như đón trạng nguyên vinh qui bái tổ. Bà già sướng quá, hết cả mọi thứ bệnh tật.
Ông già gật gù, ngày xưa bu mày dọa không học thì hót cứt, kể ra cũng đúng.
Làm thầy bu ở thế kỷ 21
Đương nhiên mình là dễ hơn nhiều. Dẫu có hai ông con, thế mà cũng vất vả phết. Từ mấy tháng trước, nhà trường đã gửi giấy hẹn ngày tựu trường cho cha mẹ và học sinh được đến thăm trường một tuần trước khi vào học chính thức.
Bố mẹ Mỹ thường xuyên đổi nhà, đổi công việc, nên có tới 30% đến 35% học sinh mới đến. Vì thế, ngày tựu trường rất quan trọng đối với các em mới. Học sinh phải biết lớp ở đâu, tầng nào, đi xe bus số mấy, hẹn lúc nào đón ở gần nhà và khi nào thì tan trường.
Ngày khai trường của Luck. Ảnh: HM |
Cu Bin học lớp 5, cấp 1, anh Luck học lớp 7, cấp 2. Cấp 1 học muộn vào lúc 9 giờ, tan lúc 4 giờ, cấp 2 học sớm hơn một tiếng, vì thế anh Luck phải dậy lúc 6:30 sáng mới kịp rửa mặt, mặc quần áo, ăn 5 phút và chạy ra bến xe lúc 7:10. Bây giờ cả hai đều tự đi về và được ở nhà 2-3 tiếng không cần có người lớn kèm.
Học sinh cấp hai được trường hướng dẫn là để các em tự đi về. Lớp 5 như Bin cũng thế. Ở đây khá an toàn nhưng sợ nhất các ông tướng chạy qua đường, dù xe hơi trong khu chỉ được đi 30-40km/giờ.
Thầy cô gặp học sinh và cha mẹ khoảng 30 phút để trao đổi vài thứ cần thiết. Trường cho một danh sách dài những thứ cần mua như folder, ba lô, bút chì cho học sinh cấp 1. Anh Luck vào lớp 7 được dùng bút bi. Danh sách dài ấy cũng giá khoảng 100 – 150$. Chưa kể quần áo, giầy dép.
Tuần trước đưa Luck đi mua giầy. Vào hàng chục cửa hàng ở Potomac Mill mà không thể tìm được đôi ưng ý. Bố ấy đòi có vạch xanh mầu nõn chuối, giầy buộc dây, và bệt, không dùng loại thể thao, tất phải theo giầy.
Ông Bin thấy ông Luck có giầy mới liền tỵ, bố mẹ mua cho con giầy mới. Hôm qua đi West Virginia về qua Leesburg, một thành phố cách DC khoảng 50km, có trung tâm shopping rất lớn. Dừng lại hơn một tiếng, ông ấy đi vòng quanh bao nhiêu cửa hàng giầy, cuối cùng chỉ ưng đôi 65$ của Nike.
Bố nó vốn ky và cũng tính, đôi giầy kiểu gì cũng chỉ một năm là hết đát (date), mua đắt làm gì. Lão bố cũng chỉ mua loại hạ giá, 59,9$ là đôi cao nhất để đi ở VP. Thế là phải lừa, con đi đôi này này, mềm và nhẹ, có vệt trang trí giống cái quần và đôi tất. Thế là các ông ấy cũng đồng ý với giá 25-30$, của Nike và Puma hẳn hoi.
Có giầy rồi thì các ông đòi balo. Mấy cái năm ngoái vẫn dùng tốt, nhưng nhất định năm mới, cái gì cũng phải mới. Luck mua một cái rồi, thì ông Bin cũng đòi cái mới.
Khi bảo cần phải chăm học, không được chơi game, thì chúng cãi, không nhất thiết phải nhất lớp, không phải điểm cao, chỉ cần pass (qua) là ok, nghĩa là điểm 3 là tốt rồi, cả nước Mỹ thế, cô giáo bảo mà. Tại sao chúng con lại phải học giỏi. Chỉ cần không lưu ban là tốt rồi, giống hệt bố nó ngày xưa.
Nhiều lúc phát điên vì bọn nó lười học. Muốn quát hay tẩn vài cái vào đít như bà già năm xưa, mẹ kiếp, không học thì đi hót cứt thôi, con ạ. Khổ nỗi ở Mỹ, chúng có biết cái nghề của làng Cổ Nhuế là gì đâu mà dọa. Ở đây đi xong, giật nước ào phát là hết.
Thế là đành nghiến răng khuyên bảo. Mai là ngày đến lớp đầu tiên. Mong các con vui đến trường. Các con được đi xe bus đón tận nhà, không như bố chúng nó, cuốc bộ 3-4km trong đêm tối để đi tìm con chữ.
Viết những dòng này, chợt thấy thương các đấng sinh thành ở thế kỷ trước, nước mắt muốn chảy.
Hiệu Minh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·PM offers incense in tribute to late government leaders
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế