Ngành nào khó được mở ngay từ đầu?Độnặngnhẹcủanớiroomtừngngàti so bayen
Theo báo cáo này của BVSC, tính tới thời điểm hiện tại, có hơn 45 doanh nghiệp niêm yết nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu trên 40% cổ phần như VNM, FPT, BMP, REE... Đây được xem là nhóm có tính hấp dẫn nhất đối với dòng vốn ngoại. Tuy nhiên, BVSC cho rằng, không loại trừ các doanh nghiệp khác cũng có thể sẽ lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài nếu phù hợp với định hướng M&A hoặc ít nhất là khi họ có thể nắm quyền chi phối lớn hơn.
Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện tại (Ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2014) bao gồm 267 ngành nghề với mức độ bao phủ tương đối rộng đã giới hạn số lượng lớn các doanh nghiệp trên sàn. Đặc biệt đối với cả những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề trong đó có ngành nghề thuộc danh mục trên (ngay cả khi ngành nghề đó chỉ mang lại 1% doanh thu) cũng phải áp dụng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tối đa theo ngành nghề này.
Như vậy, “để giảm bớt rào cản cũng như nếu thực sự muốn được mở room, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ phải xin phép thay đổi và thu hẹp các lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động đơn ngành, tập trung vào một lĩnh vực cốt lõi và không mang tính nhạy cảm cao sẽ có cơ hội được mở room rộng hơn nếu đại hội cổ đông nhất trí thông qua”, BVSC đánh giá thêm.
Mặc dù sẽ cần thêm khá nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề tồn tại, đặc biệt là sự chồng chéo trong các văn bản quy định của các bộ ngành, nhưng BVSC cho rằng: “Đây vẫn sẽ là một yếu tố mang tính kỳ vọng và hỗ trợ cho diễn biến giá một số cổ phiếu trong thời gian tới”.
Dựa trên thông tin thu thập được đến thời điểm hiện tại và kết hợp với những đánh giá mang tính chủ quan về mức độ nhạy cảm của từng ngành nghề, Công ty này đã phân loại thành 3 nhóm:
Nhóm khó được mở room ngay trong lần điều chỉnh này (những ngành thuộc danh mục ngành nghề có điều kiện và mang tính nhạy cảm cao) | Nhóm có thể được mở room với tỷ lệ hạn chế, kỳ vọng thêm 10-15% (những ngành thuộc danh mục ngành nghề có điều kiện nhưng không quá nhạy cảm) | Nhóm nhiều khả năng được mở room với tỷ lệ rộng (các ngành không thuộc danh mục ngành nghề có điều kiện hoặc có tính nhạy cảm thấp) |
Sản xuất và khai thác dầu khí (GAS, PLC, PGS…) | Hóa chất dân dụng (DCM, DPM, LAS…) | Chứng khoán (SSI, HCM, VND…) |
Dịch vụ dầu khí (PVD, PVS, PVC) | Nông, thủy sản (DBC, NSC, SSC…) | Bảo hiểm (BVH, PVI, BMI…) |
Điện (PPC, VSH, TMP…) | Công nghệ (PSD, ST8, POT, UNI, LTC…) | Nhựa (NTP, BMP…) |
Khai khoáng (FCM, BMC, TVD…) | Thiết bị và dịch vụ y tế (JVC, DCL, DNM) | Săm lốp (DRC, CSM, SRC…) |
Vận tải biển & cảng biển (GMD, VIP, VTO…) | Đồ uống (VCF, SCD, THB…) | Dệt may (TCM, GMC, KMR...) |
Ngân hàng (VCB, MBB, ACB…) | Thực phẩm (VNM, KDC, SBT...) | Thiết bị điện (SAM, PAC, DQC …) |
Bất động sản (VIC, KBC, KDH…) | Dược phẩm (DHG, TRA, IMP…) | Bán lẻ (TAG, PET, TLG...) |
Viễn thông (FPT, VTC, KST) | Đồ gia dụng ( EVE, TTF...) | |
Vật liệu xây dựng (HT1, HPG, HSG…) | ||
Du lịch (VNS, TCT, RIC...) |
TPP – hàng rào kỹ thuật mới là vấn đề thực sự
Báo cáo của BVSC cũng đã đưa ra một số nhận định về tác động của TPP tới Việt Nam. Theo đó, về cơ bản, TPP sẽ mang lại những tác động tích cực nhưng sẽ có độ trễ về mặt thời gian.
Trước hết, thỏa thuận đạt được trong cuộc đàm phán trên vẫn cần được quốc hội các nước thông qua và dự kiến khó có thể được hoàn tất trước quý II/2016. Ngay cả khi chính thức được ký kết, tác động của TPP đến hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cũng sẽ có độ trễ và còn tùy vào lộ trình áp dụng các điều khoản trong Hiệp định, đặc biệt là việc cắt giảm thuế quan.
Mặc dù vậy, xét về dài hạn, theo báo cáo của một số tổ chức tài chính lớn trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều đột phá sau khi gia nhập TPP do thị trường xuất khẩu được mở rộng.
BVSC cho rằng, TPP sẽ tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam cả về mặt tích cực và tiêu cực, tùy vào mỗi ngành nghề cụ thể. Trong đó, các doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp phần đông là các doanh nghiệp xuất khẩu như dệt may, da giày, thủy hải sản, gỗ...
Tuy nhiên, “cũng cần lưu ý là mức thuế hiện tại đối với thủy sản chưa chế biến và gỗ của Việt Nam đến các thị trường chủ chốt như Mỹ, Úc, New Zealand gần như bằng “0”, nên việc có hay không tham gia TPP thực chất không ảnh hưởng quá nhiều đối với nhóm ngành này, trong khi các hàng rào mang tính kỹ thuật ngoài TPP như thuế chống bán phá giá mới là vấn đề thực sự”, BVSC lưu ý.
Tương tự đối với ngành dệt may, mặc dù thuế suất về 0% là lợi ích rất lớn mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng rào cản về lao động, xuất xứ nguyên liệu... khiến các doanh nghiệp Việt chưa chắc đã được hưởng lợi từ TPP.
Ngoài ra, các doanh nghiệp hưởng lợi gián tiếp nhờ nhu cầu tăng cao bao gồm vận tải, cảng biển, khu công nghiệp, công nghiệp phụ trợ...
Ngược lại về tác động bất lợi, các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa như mía đường, lương thực, thực phẩm, chăn nuôi... sẽ gặp nhiều áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu từ các quốc gia thành viên TPP với năng suất lao động cao, giá thành, chi phí sản xuất thấp hơn đáng kể. Tương tự như một số quốc gia khác trong TPP, đây cũng là nhóm cần có những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ trong thời gian tới./.
Duy Thái