Thời gian qua,ạyluậttrongcctrườhà nội vs hà tĩnh tình hình tai nạn giao thông ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, đặt ra yêu cầu đối với ngành chức năng trong việc tìm ra các giải pháp nhằm kiềm chế tình trạng này. Trong đó có việc chú trọng chất lượng đào tạo về Luật Giao thông đường bộ ngay tại các trung tâm sát hạch. Học viên tham gia sát hạch lái xe hạng A1 tại Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe cơ giới loại III, thành phố Vị Thanh. Để có thể điều khiển xe môtô hai bánh (trên 50cm3) tham gia giao thông, điều kiện cần đối với mỗi công dân là phải được cấp giấy phép lái xe, phổ biến nhất là hạng A1. Loại giấy phép này được cấp khi học viên vượt qua kỳ thi sát hạch, bao gồm thi kiến thức về Luật Giao thông đường bộ và thực hành kỹ năng lái xe an toàn tại các trung tâm sát hạch. Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải, toàn tỉnh hiện có 5 trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe được cấp phép. Trong đó có 2 cơ sở đào tạo lái xe loại III trực thuộc Ban Quản lý và Điều hành bến xe - tàu tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Các trung tâm này mỗi năm đào tạo và tổ chức cho hàng ngàn học viên tham gia sát hạch giấy phép lái xe môtô hai bánh. Bên cạnh việc đào tạo, sát hạch kỹ năng cho các học viên thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông để học viên nhận thức rõ trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông luôn là một trong những nhiệm vụ được các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe chú trọng. Ông Lê Văn Bằng, Trưởng ban Quản lý và Điều hành bến xe - tàu Hậu Giang, chia sẻ: “Ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông cần được xây dựng ngay từ khi họ bắt đầu học tại các cơ sở đào tạo. Nhiệm vụ của các trung tâm bên cạnh việc giảng dạy kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông còn phải cho người học thấy được rằng, nếu không nắm chắc các quy tắc về an toàn thì khi điều khiển phương tiện sẽ rất dễ gây tai nạn. Cùng với đó, các học viên cần nhận thức được đằng sau tay lái là cả trái tim, vì vậy mỗi người phải tự nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng”. Cũng theo ông Bằng, hiện nay, thực hiện theo chủ trương xã hội hóa và nhu cầu đối với việc đào tạo, sát hạch lái xe ngày càng cao, từ đó xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh bằng các chiêu, mẹo để học viên có thể vượt qua sát hạch. Tuy nhiên, việc này lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo và nếu các học viên không đảm bảo kiến thức pháp luật khi tham gia giao thông thì rất dễ gây tai nạn. Là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy các học viên về Luật Giao thông đường bộ trước khi tham gia sát hạch hạng bằng lái A1, ông Lê Văn Vui, giáo viên Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe loại III, thành phố Vị Thanh, cho rằng qua thực tế, nhiều học viên khi tham gia các lớp học đều đã có kiến thức cơ bản về Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, những kiến thức này đa phần chưa đủ để học viên có thể tham gia giao thông một cách an toàn nhất. Họ còn yếu về khả năng nhận biết các loại biển báo, đồng thời cách xử lý tình huống khi có va chạm giao thông chỉ theo hiểu biết thông thường mà không tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ. “Đây là những kiến thức chúng tôi thường phải bổ sung thêm cho học viên trong thời gian tham gia đào tạo trước khi tiến hành sát hạch”, ông Vui cho biết. Quy định của Bộ Giao thông Vận tải hiện nay thì chương trình và nội dung giảng dạy đối với giấy phép lái xe hạng A1 hiện bao gồm 10 giờ học lý thuyết và 2 giờ học thực hành. Theo một số giáo viên, đặc thù tại các lớp học luật giao thông thường gặp là học viên có độ tuổi trẻ sẽ dễ tiếp thu, nắm bắt kiến thức nhanh hơn. Tuy nhiên, về kỹ năng và hành vi ứng xử khi tham gia giao thông lại kém hơn so với đối tượng là người ở độ tuổi trung niên. Nên trong việc giảng dạy, các học viên trẻ sẽ được dạy và kèm thêm về kỹ năng, đạo đức ứng xử, còn với đối tượng trung niên, người lớn tuổi thì sẽ chú trọng về phần kiến thức pháp luật. Anh Hồ Văn Ta, ở xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Sau 10 giờ học tập các quy định về Luật Giao thông đường bộ, tôi đã nắm chắc được những kiến thức về các biển báo cấm, biển báo chỉ dẫn khi tham gia giao thông. Các thầy tại trung tâm cũng hướng dẫn rất nhiệt tình cho học viên khi có thắc mắc về nguyên tắc hay quy định của luật mà học viên chưa hiểu”. Còn chị Nguyễn Thị Diễm Hương, ở phường III, thành phố Vị Thanh, dù thời gian kinh doanh buôn bán rất bận nhưng khi đăng ký tham gia sát hạch giấy phép lái xe hạng A1 tại Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe cơ giới loại III, thành phố Vị Thanh, chị vẫn cố gắng sắp xếp tham gia đầy đủ các tiết học lý thuyết và thực hành, bởi lẽ với chị việc đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và người tham gia giao thông chính là ưu tiên hàng đầu khi điều khiển xe trên đường. Có thể thấy, giảm thiểu tai nạn giao thông còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố nhưng qua công tác giảng dạy pháp luật về giao thông và việc tập trung nâng cao chất lượng trong đào tạo, sát hạch sẽ góp phần xây dựng văn hóa giao thông cho mỗi học viên trước khi ra tham gia giao thông. Đây được xem là giải pháp lâu dài, bền vững bên cạnh những công tác khác trên lộ trình giảm thiểu thương vong do tai nạn giao thông hiện nay. Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO |