【cúp fa bahrain】ĐBSCL trước thách thức biến đổi khí hậu: Bài 3: Biến thách thức thành cơ hội
Thách thức của vùng ÐBSCL hiện nay là vô cùng lớn nhưng cơ hội mở ra cho tương lai cũng không hề nhỏ. Nếu có sự thay đổi trong tư duy phát triển, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong vùng cùng với ứng dụng công nghệ… sẽ biến thách thức thành cơ hội mới cho ÐBSCL.
Thách thức của vùng ÐBSCL hiện nay là vô cùng lớn nhưng cơ hội mở ra cho tương lai cũng không hề nhỏ. Nếu có sự thay đổi trong tư duy phát triển, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong vùng cùng với ứng dụng công nghệ… sẽ biến thách thức thành cơ hội mới cho ÐBSCL.
Để ứng phó với những thách thức, thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều quyết định, chương trình hành động giúp ÐBSCL thích ứng với BÐKH. Tiêu biểu có thể kể đến Quyết định 158/QÐ-TTg và Chương trình mục tiêu ứng phó với BÐKH năm 2008; Quyết định 1397/QÐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thuỷ lợi ÐBSCL giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050... Mới đây nhất, ngày 6/4/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 393/QÐ-TTg ban hành quy chế thí điểm liên kết phát triển vùng ÐBSCL giai đoạn 2016-2020, văn bản pháp quy đầu tiên về liên kết vùng.
Thay đổi tư duy, mô hình phát triển
Với nhận định, trước tác động của BÐKH, ÐBSCL hôm nay không còn là vùng đất trù phú mang lại sinh kế lâu dài như trước đây. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận định, cần thay đổi tư duy phát triển, không thể chỉ dựa vào tự nhiên, sự ưu đãi của thiên nhiên mà cần phải dựa vào trí tuệ, công nghệ để phát triển bền vững, biến thách thức to lớn từ BÐKH thành cơ hội phát triển của đồng bằng. Phải có một tư duy phát triển mới để phát triển song hành cùng với các giải pháp quy hoạch tổng thể, lâu dài cho cả khu vực để tránh những xung đột giữa các địa phương, giữa các tiểu vùng và đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu ưu tiên trước mắt và lâu dài của cả vùng.
Mực nước ngầm xuống thấp do khô hạn vừa qua đã khiến trên địa bàn tỉnh Cà Mau có gần 112 km đường bị hư hỏng do sụp lún. |
Ðể làm được đều này đòi hỏi có sự gắn kết mạnh mẽ, cơ sở pháp lý trong và ngoài nước về sử dụng nguồn tài nguyên nước bền vững. Ở trong nước chúng ta cũng phải có cơ chế liên ngành, liên vùng, liên tỉnh để hạn chế những bất cập trong quản lý và sử dụng tài nguyên nước.
Mục tiêu ứng phó với các thách thức tại ÐBSCL là nhằm ổn định cuộc sống người dân, tổ chức lại sản xuất, tìm ra sinh kế giúp người dân làm giàu trong điều kiện tự nhiên và sinh kế mới... Nhưng để đạt được mục tiêu này, theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, khắc phục bất cập trong quản lý Nhà nước, đổi mới mô hình phát triển là điều kiện tiên quyết để ÐBSCL đi lên. Mô hình phát triển ÐBSCL phải chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng hiệu quả và các sản phẩm có chỗ đứng trong chuỗi giá trị khu vực cũng như toàn cầu. Ðiều này khó nhưng không phải không khả thi trong điều kiện khoa học và công nghệ ngày nay, nếu được sự hỗ trợ đúng mức của Nhà nước.
Là tỉnh đang hứng chịu nặng nề từ BÐKH, để thích ứng và phát huy tối đa lợi thế của từng khu vực: mặn, ngọt và khu vực mặn - ngọt thay đổi theo hai mùa mưa - nắng, thời gian qua, Cà Mau đã có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng trong dân.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, thời gian qua ngành đã tăng cường phối hợp với các viện, trường, nhà khoa học trong nước, tiến hành nghiên cứu, tiếp nhận triển khai thí điểm nhiều mô hình sản xuất lúa, rau màu, chăn nuôi, nuôi thuỷ sản, trồng rừng thâm canh… qua đó đã có nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và hạ tầng thuỷ lợi hiện có, góp phần tăng thu nhập trên cùng một diện tích và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên từng vùng sinh thái.
Từ những thay đổi trong tư duy tổ chức sản xuất, mô hình nuôi tôm sinh thái đã ra đời không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm con tôm trên thị trường mà còn bảo vệ tốt diện tích rừng ngập mặn. Ðến cuối năm 2015 đã có 7/9 đơn vị quản lý rừng ngập mặn ở địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, kết hợp với 6 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản, xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái với diện tích trên 18.000 ha được chứng nhận quốc tế. Tôm nuôi từ mô hình này đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu đến các thị trường khó tính trên thế giới, góp phần tạo đầu ra ổn định và nâng cao giá trị sản phẩm. Với những kết quả đã đạt được, hiện nay tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo để mở rộng diện tích mô hình và chọn tôm sinh thái là 1 trong 6 mặt hàng chủ lực trong đề án tái cơ cấu kinh tê.
Ðảm bảo hài hoà các quy hoạch
Những chồng chéo trong quy hoạch, trong chức năng quản lý Nhà nước là ách tắc khiến cho việc ứng phó với BÐKH manh mún, hiệu quả thấp, thậm chí bị vô hiệu hoá.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân minh chứng, quy hoạch thuỷ lợi ÐBSCL giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện BÐKH - nước biển dâng đã được phê duyệt. Mặc dù để thực hiện quy hoạch này cần nguồn kinh phí rất lớn, lên đến 171.700 tỷ đồng, thế nhưng còn tồn tại 3 điểm: một là quy hoạch tách rời các kịch bản phát triển ở thượng nguồn với các kịch bản nước biển dâng, trong khi chúng quan hệ mật thiết với nhau tại đồng bằng; hai là chưa tính đến yếu tố trầm tích bị các đập giữ lại trên thượng nguồn và tác động của con người tại đồng bằng; đồng thời, quy hoạch này chưa có báo cáo tác động môi trường chiến lược.
Từ đó, Giáo sư Trân nêu quan điểm: “Vấn đề là không phải là nhiều hay ít quy hoạch mà là sự hài hoà, khớp với nhau giữa các quy hoạch để tránh chồng chéo”.
Nói về quy hoạch, Giáo sư Trân cho rằng, cần tiến hành rà soát lại các quy hoạch tổng thể, các quy hoạch ngành, địa phương theo hướng phải điều tiết và sử dụng hiệu quả cao nước ngọt; chung sống với hạn, mặn và ngập; đảm bảo nước ngọt cho sinh hoạt của người dân. Ðồng thời, trước khi quyết định các giải pháp công trình phải cân nhắc đến hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động đến môi trường. Ngoài ra, chú trọng các giải pháp phi công trình, như tăng cường tìm giống cây, con thích nghi và mang lại hiệu quả cho vùng lợ, mặn; các vật liệu xây dựng nhẹ, tái tạo rừng tràm, rừng ngập mặn…
Trong kiến nghị chiến lược thích ứng lâu dài cho ÐBSCL, chuyên gia sinh thái học ÐBSCL Nguyễn Hữu Thiện cũng cho rằng, chỉ nên làm công trình nhỏ cấp địa phương để điều tiết, kiểm soát mặn, không nên xây dựng những công trình lớn để ngăn mặn, nhất là các công trình chắn cửa sông. Bởi lẽ, ÐBSCL thông ra biển bằng nhiều sông lớn, nhỏ và chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều biển Ðông và biển Tây, nên các sông rạch có chế độ nước lớn, ròng hằng ngày và nước rong, nước kém theo tháng. Do đó, khi 1 dòng sông nào bị bít lại thì bên trong sẽ tù đọng ô nhiễm, mặn không ra mặn, ngọt không ra ngọt, hệ sinh thái tự nhiên theo đó sẽ mất dần.
Ðối với việc quy hoạch, nhất là trên lĩnh vực thuỷ lợi trong điều kiện cực đoan của thời tiết hiện nay, ông Bằng cũng kiến nghị, nên tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất phù hợp với từng vùng, tiểu vùng. Từ đó, quy hoạch lại hệ thống thuỷ lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu. Ðặc biệt, hơn bao giờ hết, phải đẩy nhanh quá trình liên kết chuỗi, liên kết vùng.
Cùng định hướng, chung hành động trên nền tảng quy hoạch tổng thể là điều kiện tiên quyết để giúp vùng ÐBSCL thích ứng với BÐKH và ngày càng củng cố hơn vị trí kinh tế trọng điểm của cả nước./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
相关推荐
- Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- Bà Harris lần đầu trả lời phỏng vấn, giải thích về những chính sách quan trọng
- HSX nhắc nhở 4 công ty chậm nộp báo cáo tài chính
- Chứng khoán thêm hy vọng vì dự báo vĩ mô tích cực
- Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- Du lịch Huế: Đừng để đi sớm, về muộn
- Chọn Huế để du lịch dịp lễ
- Mỹ truy tìm kẻ đe dọa sát hại ông Trump