【lijch c1】Tuổi 45 của Phượng

时间:2025-01-11 23:54:28 来源:88Point

Cô gái mang hai dòng máu…

Vậy là đã hơn 30 năm,ổicủaPhượlijch c1 kể từ ngày Kim Phượng rời quê hương sang định cư tại Mỹ. Ngày ra đi, Phượng mới 15 tuổi, cái tuổi còn thơ ngây trong trắng của cô nữ sinh lớp 10 trường làng với đầy ắp kỷ niệm. Thời niên thiếu của Phượng gắn với ngôi trường làng rợp bóng cây xanh, với quê hương ngạt ngào hương chanh, hương bưởi... Ngày ấy, Phượng ra đi không vì chối bỏ quê hương mà vì tình nghĩa thiêng liêng của người cha ở bên kia nửa vòng trái đất.

Những ngày cuối tháng Tư năm 1975, những người lính Mỹ cuối cùng vội vã lên chuyên cơ bay về cố quốc. Có một người đàn ông không kịp từ biệt người mình thương. Không lâu sau, tại Việt Nam, một bé gái chào đời, cất tiếng khóc đầu tiên trong vòng tay mẹ. Cái tên Nguyễn Kim Phượng hết sức mỹ miều, nhưng cũng hết sức Việt Nam, là kết quả của mối tình giữa người lính Mỹ và cô gái Việt.

Chị Nguyễn Thị Kim Phượng - người phụ nữ tuổi 45 mang hai dòng máu Việt - Mỹ

Trong tình thương của mẹ, trong bao la cảnh vật đất trời quê hương, Phượng đã lớn lên từng ngày. Tuổi thơ êm đềm qua đi bên cây đa, mái đình làng quê. Phượng nhớ như in những buổi chiều quê bên vườn bưởi xanh mướt bạt ngàn, hay những lúc cùng bạn bè thả diều, đùa giỡn bên ven đê lòng hồ thủy điện Trị An lộng gió...

Năm 1990, Kim Phượng không thể nào quên sự thay đổi lớn trong cuộc đời mình, khi phải rời quê hương theo diện con lai. Dù không muốn chút nào, nhưng vì cha, vì mẹ, người con gái ấy đành tha phương khi trong lòng còn bao vương vấn với quê hương, với bạn bè, với bao ước mơ hoài bão...

Nơi Phượng đến là tiểu bang Washington nước Mỹ. Những năm tháng sống giữa chốn phồn hoa, văn minh, vẫn không làm cô bé mang 2 dòng máu Việt - Mỹ vui vẻ, hồn nhiên được! “Lúc nào Phượng cũng cảm thấy thiêu thiếu chút gì đó. Luôn nhớ bạn bè, nhớ quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của mình” - Phượng chia sẻ.

Cuộc sống của Phượng cứ thế trầm lặng trôi qua từng ngày. Đến một ngày cô tốt nghiệp đại học, bén duyên cùng chàng trai người Việt gốc Campuchia, rồi lại tiếp tục cuốn hút vào công việc mưu sinh. Ở đất nước văn minh, học vấn và công việc là thước đo, khiến ai cũng phải nai lưng làm việc đêm ngày... Hai vợ chồng Phượng cũng thế. Lúc thì làm công ty, nhà máy, lúc thì buôn bán nhỏ, cứ thế chắt chiu dành dụm như bản tính người Việt từ bao đời. Cuối cùng 2 vợ chồng quyết định mở cửa hàng cà phê, bánh ngọt tại nhà để ổn định cuộc sống, nuôi 3 đứa con ăn học.

Với tính tình siêng năng cần mẫn, 2 vợ chồng bắt đầu ăn nên làm ra, con cái có nơi ăn chốn ở, học hành ổn định, cũng là lúc Phượng nghĩ về quê hương ngày càng nhiều hơn. Quê hương, nơi tuy nhiều khó khăn vất vả, nhưng đầy tình người. Nơi Phượng có bà con dòng tộc, có bạn bè chia ngọt sẻ bùi từ tấm bé, nơi tuổi thơ Phượng được gội đầu bằng hương bưởi, hương chanh…

… Và một trái tim dành trọn cho quê nhà

Được sự chia sẻ, đồng cảm của chồng, hàng năm Kim Phượng thường tổ chức nhiều đợt về quê nhà Việt Nam để làm từ thiện. Khi thì ở ngay quê hương Vĩnh Cửu của mình, khi thì ở các địa phương khác, mà nhiều nhất là ở các trung tâm từ thiện, mái ấm tình thương, để giúp đỡ những mảnh đời cơ nhỡ đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Mỗi chuyến đi tùy theo sự đóng góp của bạn bè, các tổ chức từ thiện trên đất Mỹ, dù ít hay nhiều Phượng đều tổ chức rất chu đáo những đợt khám chữa bệnh, phát quà từ thiện cho bà con nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Việc làm này được Phượng duy trì xuyên suốt gần 10 năm qua.

Chị Nguyễn Thị Kim Phượng (đội mũ) cùng các y tá, bác sĩ người Mỹ trong chuyến khám bệnh từ thiện tại xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng. (Ảnh: Minh Hoàng)

Nhân dịp đón Xuân Canh Tý 2020, nhận lời mời của Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước, Kim Phượng đã tổ chức đoàn y, bác sĩ gần 30 người vượt nửa vòng trái đất về xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng để tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 1.200 bệnh nhân là bà con nghèo người dân tộc ở 3 xã: Đồng Nai, Phước Sơn và Thọ Sơn. Đồng thời tặng quà cho bà con vui tết, mỗi phần quà trị giá 200.000 đồng. Tiền thuốc, tiền quà không lớn nhưng lớn ở tấm lòng của đội ngũ y, bác sĩ người Mỹ và ở tấm lòng của Phượng.

Phượng chia sẻ: “Trước đây, người Mỹ nơi Phượng ở, rất ít biết về Việt Nam. Giờ sau những chuyến đi, sau những lời kể của người trước với người sau, đã có nhiều người Mỹ biết về một Việt Nam thân thiện, mến khách”.  

Theo đoàn công tác vài ngày, tôi cũng đã cảm nhận được điều Phượng nói. Tôi cảm động trước hình ảnh những y tá, bác sĩ người Mỹ chăm sóc, giúp đỡ tận tình cho bà con mình. Dù có chút ít khó khăn trong giao tiếp, nhưng bà con mình cũng thể hiện sự quan tâm, cảm kích trước tấm lòng của y bác sĩ người Mỹ qua những hành động, cử chỉ.

Nhìn hình ảnh những bác sĩ người Mỹ cầm cây cơm lam và gà nướng ăn một cách ngon lành... miệng tươi cười, tôi cảm nhận họ đang thật sự hạnh phúc và bình yên với những chuyến đi thiện nguyện ngay trên đất nước Việt Nam xinh đẹp với những con người luôn rộng mở, bao dung…

Để có những chuyến đi thiện nguyện đầy ý nghĩa này, công lớn phải kể đến Nguyễn Kim Phượng. Từ việc phác thảo ý tưởng đến việc vận động đội ngũ y bác sĩ, các mạnh thường quân, nếu không vì tấm lòng với quê hương, chắc khó ai có thể làm được. Nhưng Phượng đã làm được và làm liên tiếp trong 10 năm qua. Như cô nói: “Trái tim em đã dành trọn cho quê nhà”. Quê nhà ở đây là quê nhà Việt Nam, trong đó có xứ bưởi Tân Triều của Phượng. Và, cái tâm của Nguyễn Kim Phượng không chỉ dừng lại ở đây, ước mơ của Phượng còn đang ấp ủ là cố gắng dành dụm và vận động nhiều mạnh thường quân hơn nữa để tiếp tục trở về quê hương xây dựng thêm nhiều công trình nhà vệ sinh cho các trường học; xây dựng nhiều cầu đường cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. “Có ít làm ít, có nhiều làm nhiều, hàng năm đều phấn đấu xây dựng nên những công trình dù nhỏ hay lớn, đó cũng là tấm lòng của Phượng hướng về quê hương đất nước” - Phượng tâm tình.

45 năm giang sơn, đất nước nối liền 1 dải. Hình ảnh một Việt Nam vươn lên từ trong chiến tranh, gian khó, từng bước chuyển mình, sánh vai với bạn bè năm châu đã được bạn bè quốc tế ghi nhận. Ở tuổi 45, những người con quê hương như Phượng, dù sống nơi đâu cũng luôn mong ngóng nhớ thương quê nhà. Phượng đã thấu hiểu đất nước của cha, Phượng luôn đau đáu về quê hương của mẹ, Phượng cố gắng làm hết sức mình có thể để góp phần giúp đỡ bà con quê nhà. Tâm sự ấy của Phượng đã cho tôi nhiều cảm xúc.

Phượng ấn tượng gì với Bình Phước? Câu hỏi của tôi trong phút chốc làm ánh mắt Phượng long lanh: “Vừa lạ vừa quen. Nhớ thời còn rất nhỏ có lần mẹ dẫn Phượng lên Bình Phước thăm họ hàng bà con. Lúc đó Bình Phước còn nghèo lắm, đường đi thì nắng bụi, mưa lầy, nhà cửa thì nhỏ bé, lụp xụp… Vậy mà giờ trở lại đây, Phượng gần như choáng ngợp bởi sự đổi thay kỳ lạ từ vùng đất bị chiến tranh tàn phá nặng nề”.

Về lại quê hương nhiều lần, thấy được sự thay đổi không ngừng của quê hương, Phượng cho biết, cô tự hào và rất xúc động. Phượng cũng nhắc lại lời của cha cô - một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở chiến trường Việt Nam: “Bây giờ, dù có hàng chục, hàng trăm tổ chức người Việt phản động ở nước ngoài hay một quốc gia nào bất kỳ muốn gây khó dễ, cản trở một Việt Nam phát triển, cũng khó làm suy yếu đất nước hình chữ S này. Ba tin chắc họ không thể thắng nổi tinh thần của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc luôn đoàn kết, kiên cường, bất khuất trong bất cứ hoàn cảnh nào”.

Anh nghĩ gì về câu nói đó? Phượng hỏi tôi. “Đó là nhận định đúng của người trong cuộc, những người đã từng trải như cha cô” - tôi trả lời và nhìn Phượng rất vui về điều này.

Gần 10 năm nay, không biết Phượng đã nhận bao nhiêu bằng khen, giấy khen của các địa phương, bộ ngành ở Việt Nam, kể cả danh hiệu hoa hậu nhân ái toàn cầu, nhưng cá nhân tôi, bằng chính bài báo này, tôi muốn dành riêng một lời khen cho Phượng.

Tuổi 45 của Phượng thật ý nghĩa với cuộc đời. Xin một lời cảm ơn đến người con gái xứ bưởi Tân Triều - Vĩnh Cữu - Đồng Nai. Và, qua Phượng, xin cảm ơn đến những người mà tôi đã gặp với tấm lòng chân thành, với một tình yêu dành cho đất nước và con người Việt Nam quê hương tôi.

(Bút ký của Nhà báo Phan Minh Hoàng)
Tháng 4-2020

推荐内容