88Point88Point

【bxh jordan】Giảm thuế TNDN: Nhà nước chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

giam thue tndn nha nuoc chia se kho khan voi doanh nghiep

DN đánh giá cao đề xuất giảm thuế của Bộ Tài chính. Ảnh: T.H

TheảmthuếTNDNNhànướcchiasẻkhókhănvớidoanhnghiệbxh jordano phương án được Bộ Tài chính đưa ra, các DN có tổng doanh thu một năm không quá 20 tỷ đồng và các DN khởi nghiệp sẽ được hưởng mức thuế suất 17% thay vì 20% như hiện nay kể từ ngày 1-1-2017 đến hết ngày 31-12-2020.

Theo đánh giá của cộng đồng DN, đây là một tín hiệu tốt góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh hội nhập kinh tế quốc tế.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Công ty TNHH Giày Gia Định phấn khởi cho biết, đây là tin vui đối với cộng đồng DN . Với hơn 5.000 công nhân làm việc sản xuất da giày, việc Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế TNDN xuống 17% thay vì 20% như hiện nay là sự hỗ trợ tích cực để các DN Việt tăng sức cạnh tranh trong thời hội nhập. Việc này có tác động rất lớn trong chỗi sản xuất của DN . Các DN sẽ có điều kiện tich lũy tài chính để tái đầu tư trang thiết bị máy móc cho sản xuất, tăng năng xuất lao động, tăng thu nhập cho công nhân.

Đánh giá cao sự chia sẻ của cơ quan nhà nước, các DN cho rằng, Nhà nước đã thể hiện sự đồng hành, chia sẻ khó khăn với DN , các DN rất mừng và trông chờ Quốc hội sẽ thông qua, ngày áp dụng giảm thuế đến sớm hơn.

Ông Lê Thanh Mẫn, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Nguyễn Huệ - An Giang cho rằng, việc Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế TNDN cho thấy, Nhà nước đã lắng nghe, thấy được vấn đề khó khăn của DN, làm sao chính sách, cơ chế, thể chế này giúp cho DN phát triển. “DN phát triển tất yếu ngành Thuế sẽ phát triển, DN làm ăn hiệu hiệu quả thì nộp thuế cho Nhà nước sẽ tăng”- ông Mẫn nhấn mạnh.

Cùng quan điểm này, ông Trần Quốc Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP thủy sản Kiên Hùng- Kiên Giang chia sẻ, trong bối cảnh thị trường tiêu thụ hàng hóa đang rất khó khăn, mà được giảm thuế sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của DN hơn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường… giảm áp lực về chi phí để DN hoạt động tốt hơn.

Theo ông Pieter Pennings, chuyên gia CEL Consulting, phụ trách Chương trình Hỗ trợ tư vấn phát triển năng lực cạnh tranh dành cho DNNVV tại Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2016, cả nước đã có gần 42.630 DN tạm ngừng hoạt động kinh doanh và hoàn tất thủ tục phá sản trên tổng số 64.000 DN thành lập mới. Mặc dù trong 7 tháng qua đã có 16.700 DN quay trở lại hoạt động, nhưng theo tính toán thì mỗi ngày ở Việt Nam có 200 DN tạm ngừng hoạt động.

Thông tin trên cho thấy, các DN gặp nhiều khó khăn. Trong đó, tiếp cận vốn vay là một trong những khó khăn lớn, mặc dù Chính phủ đã triển khai những chương trình hỗ trợ vốn cho DNNVV, nhưng không phải doanh DN nào cũng có thể thụ hưởng những lợi ích từ những chương trình này. Nguyên nhân chính bao gồm việc thiếu năng lực pháp lý cần thiết để thực hiện những thủ tục vay vốn phức tạp, trở ngại về thế chấp tài sản, lãi suất và thiếu vốn sản xuất kinh doanh.

Ngoài vốn vay, DNNVV còn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận và triển khai những công nghệ sản xuất, cung ứng dịch vụ và quản lý hoạt động kinh doanh. Ngoài nguyên nhân không đủ vốn để tiếp cận những công nghệ nói trên, các DNNVV còn thiếu thốn về chuyên môn và các chuyên gia hoặc nhân lực có hiểu biết phù hợp để lựa chọn và triển khai công nghệ… cho nên việc giảm thuế TNDN sẽ có những tác động tích cực, với số tiền được giảm, DN có thêm nguồn lực để đầu tư mới, mua sắm, mở rộng sản xuất.

Theo đánh giá của các chuyên gia, DNNVV chiếm 90% tổng số DN, hiện đóng góp hơn 40% GDP, hơn 20% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 29% các khoản thu ngân sách nhà nước. Vốn đầu tư của khối DN này chiếm hơn 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực DN và tạo việc làm cho 5,12 triệu lao động. Chính vì thế, việc giảm thuế TNDN là cần thiết để giúp DN giảm gánh nặng về thuế, tạo thêm động lực phát triển cho DN./.

赞(512)
未经允许不得转载:>88Point » 【bxh jordan】Giảm thuế TNDN: Nhà nước chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp