Bật khóc vì được miễn tiền phòng Vừa đưa con đi chạy thận về đến đầu hẻm thì nhận được tin chủ nhà cho tiền phòng tháng 7 và tháng 8,ủtrọởTPHCMmiễngiảmtiềnphòngChúngtôiănítđimộtchúbang xep hang bd ha lan chị Trần Thu Hạnh mừng đến bật khóc. Gia đình chị vẫn còn nợ tiền phòng tháng 7, chưa biết lấy gì để trả. Giờ được miễn 2 tháng, họ đã tạm gác được một nỗi lo. Chị chia sẻ: “Đối với những gia đình khác, 1,5 triệu đồng có thể chẳng đáng là bao, nhưng với chúng tôi, nó có thể là tiền ăn cả tháng cho 4 người”.
Suốt 12 năm nay, cả gia đình chủ yếu sống nhờ đồng lương phụ hồ còm cõi của chồng chị Hạnh. Bản thân chị không thể đi làm vì bận chăm sóc con trai bị suy thận mạn giai đoạn cuối, mỗi tuần đi chạy thận định kỳ 3 lần. Cũng bởi chi phí điều trị tốn kém, gia đình chị đã vay mượn khắp nơi, nợ nần chồng chất. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát ở Hóc Môn, chồng chị cũng bị thất nghiệp, chẳng còn chút thu nhập nào. Vì vậy, ngoài tiền trọ, cả nhà còn lo lắng làm sao để có tiền cho con trai chạy thận trong thời gian tới. Anh Nguyễn Văn Tuấn, chủ nhà của gia đình chị Hạnh (ấp Tân Thới 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) cho biết, cả dãy trọ có 7 phòng, người thuê đều là lao động tự do. Khi dịch bùng phát tại địa phương, họ mất việc làm, cuộc sống lâm vào khốn khó. Bởi vậy, anh đã chủ động miễn 2 tháng tiền phòng. Sắp tới nếu vẫn chưa dập được dịch, anh sẽ lại giảm tiếp cho những người mướn trọ. “Tôi nghĩ đây là một việc rất bình thường. Giờ không làm gì ra tiền, bảo họ lấy cái gì để đóng. Gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng vẫn còn tốt so với họ. Vì vậy, tôi chỉ muốn làm sao để mọi người đều có thể vượt qua thời gian khốn khó này”, anh Tuấn chia sẻ. “Người ta khổ quá rồi, chúng tôi nén dạ lại một chút” Theo thường lệ, mỗi dịp tháng 7 âm lịch, gia đình bà Nguyễn Thị Liên (Ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) lại giảm 200-500 nghìn đồng tiền phòng cho người ở trọ, cũng có năm bà mua mì tôm, gạo để tặng. Năm nay, dịch bệnh bùng phát, dù không nằm trong vùng bị cách ly nhưng do thành phố thực hiện giãn cách, mọi người đều bị ảnh hưởng. Vì vậy, gia đình bà quyết định giảm 50% tiền phòng để hỗ trợ cho người thuê, tương ứng số tiền từ 900 nghìn đồng đến 1,35 triệu đồng.
Bà Liên trải lòng:“Khách ở trọ của gia đình tôi đa phần đã gắn bó nhiều năm nay. Có cả sinh viên, công nhân và lao động tự do. Dịch bệnh bùng phát thấy các cháu đều gặp khó khăn nên chúng tôi đã giảm bớt tiền phòng. Cũng bởi gia đình tôi mới sửa sang lại khu trọ ngay trước thời điểm dịch bùng, chi phí khá tốn kém nên chẳng thể bớt quá nhiều. Giúp mọi người, mình nhín dạ thêm một chút. Hi vọng dịch chóng qua”. Cả khu trọ của gia đình bà Liên có 16 phòng. Hiện tại, một số phòng của sinh viên đã khóa cửa về quê tránh dịch, còn lại chủ yếu là người lao động, hoặc đang làm việc ở nhà, hoặc thất nghiệp. Anh Trung Hiếu là tài xế giao hàng cho một ứng dụng gọi xe công nghệ. Từ ngày thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, anh phải nghỉ việc, hoàn toàn không có thu nhập nào khác, sống chắt chiu. Khi biết được giảm nửa tiền phòng, anh rất vui mừng, bởi lúc bấy giờ, muốn về quê cũng chẳng được. Kế bên phòng anh Hiếu là 2 chị em cùng làm công nhân ở Khu chế xuất Tân Thuận. Lo ngại tình hình dịch bệnh nên họ không đăng ký đi làm. Những ngày này, phần lớn các bữa ăn của 2 chị em đều là mì tôm. Thỉnh thoảng được chủ nhà mang cho ít rau củ, họ mới đổi món thành mì tôm có thêm rau.
Còn anh Dương chia sẻ, trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, việc chủ nhà trọ giảm tiền phòng giúp người ở trọ bớt đi gánh nặng. Ở lại thành phố, anh đã đăng ký làm tình nguyện viên, hi vọng có thể góp sức cho cộng đồng cùng chống dịch “Nếu không có sự hỗ trợ của cô chủ nhà, chúng tôi cũng phải tất bật tìm cách lo cho cái bụng của mình, chứ không có nhiều thời gian vào việc làm tình nguyện như hiện giờ”, anh Dương nói. Khánh Hòa Chuyện 2 vợ chồng cùng đi chống dịchTối muộn, tranh thủ gọi điện về nhà, anh Nhân cười hạnh phúc khi nhìn thấy con trai. Cậu bé mếu máo luôn miệng đòi: “Ba về ngủ với Bin”. Và anh lại hứa với con trai, như những lần trước đó: “Bin ngủ đi, mai ba về với con...”. |