您的当前位置:首页 > La liga > 【girona vs elche】Nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng đối mặt với rủi ro 正文

【girona vs elche】Nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng đối mặt với rủi ro

时间:2025-01-25 20:59:13 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Đảm bảo ổn định về “an ninh năng lượng” là một trong những ưu tiên và mối quan tâm hàng đầu của nhiề girona vs elche

noi dia hoa trong linh vuc nang luong doi mat voi rui ro

Đảm bảo ổn định về “an ninh năng lượng” là một trong những ưu tiên và mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Ảnh: P.T.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết,ộiđịahóatronglĩnhvựcnănglượngđốimặtvớirủgirona vs elche an ninh năng lượng đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng của các quốc gia ngày càng gia tăng. Tuy nhiên nguồn cung năng lượng ngày càng hạn chế và cạn kiệt.

Chính vì vậy, đảm bảo ổn định về “an ninh năng lượng” là một trong những ưu tiên và mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói riêng.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, hiện nay các quốc gia ngày càng quan ngại về việc một số nước áp dụng “yêu cầu về hàm lượng nội địa" (LCRs) trong lĩnh vực năng lượng. Ví dụ như: Đối với một số bộ phận hoặc thiết bị phục vụ việc sản xuất hoặc sản sinh nguồn năng lượng (điện gió, điện mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng nước...).

Mặc dù thực hiện chính sách này nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, tuy nhiên, áp dụng một cách thái quá với mục tiêu bảo hộ sẽ đi ngược với các cam kết quốc tế. Điều này đồng thời cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực; cản trở sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu; gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ông Ronald Steeblik, nhà nghiên cứu chính sách thương mại cao cấp, Phòng chính sách nguồn tài nguyên thiên nhiên, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho biết, các LCRs thúc đẩy sản xuất trong lĩnh vực trọng tâm, làm lợi cho hàng hóa và dịch vụ trung gian thay vì cho hàng hóa cuối cùng, tác động đối với các lĩnh vực nhập khẩu nhiều hơn là đối với các yếu tố đầu vào.

LCRs còn giúp tái phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế như tập trung sản xuất trong các lĩnh vực trọng tâm, tác động đến lợi ích của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Còn theo bà Eugenia Costanza Laurenz, Hiệp hội Luật sư châu Âu, thế giới đã có rất nhiều vụ kiện liên quan tới yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa do vi phạm quy định của Hiệp định Chung về thuế quan và thương mại (GATT) và Hiệp định các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS).

Bà Laurenza còn khuyến cáo, quốc gia nào sử dụng LCRs sẽ có một số nguy cơ như: Phụ thuộc vào vị trí của họ trong chuỗi cung ứng; sử dụng hàng hóa trong nước có chất lượng kém hơn so với hàng NK; có thể tạo ra cơ chế không minh bạch; chi phí tiềm ẩn liên quan đến khiếu nại pháp lý hoặc thỏa hiệp chính trị.

Do vậy, ông Ronald Steeblik nhấn mạnh, các nhà hoạch định chính sách cần có nhận thức rõ ràng đối với các yếu tố ngăn chặn sự phát triển công nghiệp (phân tích, nhưng cũng cần đối thoại với các ngành công nghiệp).

Đặc biệt, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc lựa chọn chính sách thay thế cho các LCRs, chẳng hạn như: Hỗ trợ cho nghiên cứu, phát triển và đổi mới; các chương trình đào tạo, đặc biệt là cho các dịch vụ phụ trợ; đối với năng lượng tái tạo được thiết kế hợp lý và có các biện pháp khuyến khích hoặc các công cụ định giá các-bon hiệu quả hơn.