【vn đá hôm nay】GDP tăng trưởng 7% trong tầm tay

时间:2025-01-11 23:57:50 来源:88Point
Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh,ăngtrưởngtrongtầvn đá hôm nay Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê)

Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh những tháng cuối năm ra sao, thưa bà?

Có thể nói, nền kinh tếnước ta năm nay khá thuận lợi, ngoại trừ thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra. Trong 11 tháng qua, doanh nghiệpliên tục đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong khi cùng kỳ năm 2023, Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) chỉ tăng 0,9%, thì năm nay tăng 8,4%. Đây là mức tăng rất ấn tượng vì cùng kỳ năm 2020 chỉ tăng 3% và năm 2021 tăng 4,2%. Trong đó, ấn tượng nhất vẫn là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng trưởng 9,7%, thay vì chỉ tăng 1% trong 11 tháng năm 2023, đã đóng góp 8,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Nhờ hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, nên đã có gần 71.300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động kể từ đầu năm, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2023, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng của năm 2024 lên hơn 218.500 đơn vị, bình quân một tháng có gần 20.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) 11 tháng là 31,38 tỷ USD, đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Có 1.350 lượt dự ánFDI đang hoạt động tăng thêm 9,93 tỷ USD vốn đầu tư (tăng gần 41% so với cùng kỳ năm trước). Điều đáng ghi nhận nữa là đã có 21,68 tỷ USD vốn FDI được thực hiện, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là minh chứng cho thấy hoạt động của khu vực này rất hiệu quả.

Bà ấn tượng nhất những điểm nào?

Chưa khi nào mà thu ngân sách nhà nước hoàn thành sớm như năm nay. Trong 11 tháng đã thu vượt 6,3% dự toán và tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa - phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả nền kinh tế, đã vượt 4,3% dự toán và tăng 16,8%. Thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu vượt tới gần 22% dự toán và tăng 18,6% nhờ hoạt động này tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng. Nếu như 11 tháng của năm 2023, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa mới đạt 620 tỷ USD, thì năm nay đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4%, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Đây cũng là thành tích rất ấn tượng.

Điểm ấn tượng nữa là xuất khẩu hàng nông sản đã vượt mục tiêu đặt ra, kim ngạch đạt 56,74 tỷ USD, tăng 19%. Hàng nông sản ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng GDP.

Thị trường trong nước vẫn chưa thực sự hồi phục có thể coi là “nốt trầm” của nền kinh tế năm 2024, thưa bà?

Tính chung 11 tháng của năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngtăng 8,8%, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng tương ứng 9,7% và 7%). Như vậy, tốc độ tăng trưởng của thị trường nội địa thấp hơn năm trước và thấp hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đại dịch Covid-19 (luôn tăng trưởng trên 10%/năm). Nhưng có điểm sáng là doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 13%; du lịch lữ hành tăng 17,3% do các địa phương ngay từ đầu năm đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch, tăng cường thu hút khách trong nước và quốc tế.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng chậm (tăng 8,1%) một phần là do nhu cầu ăn uống, quần áo, giày dép, thiết bị gia đình, phương tiện đi lại (trừ ô tô)... của người dân chỉ có giới hạn, thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu vật chất càng sớm bão hòa nên khó có thể tăng trưởng mạnh.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm rất lớn trong tổng mức doanh thu của thị trường nội địa, vì vậy, nhiều nước đã thực hiện kích cầu bằng cách phát tiền cho người dân. Bà có nghĩ rằng, Việt Nam cũng nên áp dụng chính sách như vậy?

Một số nước đã phát tiền cho người dân như Thái Lan phát 10.000 baht trực tiếp cho 45 triệu công dân trưởng thành, nhằm kích thích tiêu dùng nội địa. Trung Quốc phát tiền trợ cấp cho người nghèo, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn. Một số quốc gia khác cũng có cách làm tương tự. 

Những nước đó phát tiền cho người dân là do nền kinh tế đang bị thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông. Việt Nam không bị thiếu hụt tiền và người dân vẫn được đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu (kể cả những người dân bị ảnh hưởng bão lụt vừa qua). Việc hỗ trợ tái thiết hạ tầng, nhà cửa của nhân dân luôn được Chính phủ thực hiện qua các chương trình khôi phục kinh tế, đề án về nhà ở xã hội, nên không thực hiện kích cầu giống Thái Lan.

Việc chăm lo cho người dân nói chung, người nghèo, người già không có thu nhập, người tàn tật, trẻ em, người yếu thế nói riêng, bảo đảm an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. Hàng năm, ngân sách nhà nước chi ra khá nhiều tiền để mua bảo hiểm y tếcho người nghèo, người cận nghèo, người già, người tàn tật; cung cấp lương thực cho người nghèo vào dịp lễ tết...

Nhưng trong lúc thị trường nội địa chưa thể phục hồi thì thêm chính sách mới cũng là điều cần quan tâm, thưa bà?

Việt Nam không phát tiền trực tiếp cho người dân, nhưng đã phát gián tiếp hỗ trợ thông qua việc gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, tiền thuê đất suốt từ năm 2019 cho đến ít nhất hết năm 2025, với số tiền trị giá nhiều chục tỷ USD. Trong 11 tháng của năm nay, tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn vào khoảng 171.700 tỷ đồng.

Quốc hội vừa đồng ý tiếp tục kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% cho đến hết ngày 30/6/2025. Như vậy, thời gian giảm thuế giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp đã kéo dài liên tục từ giữa năm 2022 đến nay và tiếp tục được kéo dài. Chỉ riêng việc giảm sắc thuế này, mỗi tháng ngân sách nhà nước giảm thu 4.000-4.500 tỷ đồng, mỗi năm giảm thu khoảng 2 tỷ USD, gấp hơn rất nhiều gói hỗ trợ mà các nước khác đang thực hiện.

Chính sách hỗ trợ của Việt Nam là tạo cơ hội cho người dân, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, từ đó tăng chi tiêu, tức là tạo “cần câu”, thay vì phát “cá” trực tiếp như một số nước.

推荐内容