您的当前位置:首页 > La liga > 【tỷ số sheffield】Cổ phần hóa DNNN: Cửa hẹp cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài 正文

【tỷ số sheffield】Cổ phần hóa DNNN: Cửa hẹp cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài

时间:2025-01-26 01:00:38 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Cần đảm bảo sự công bằng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước trong việc quy định giớ tỷ số sheffield

co phan hoa dnnn cua hep cho nha dau tu chien luoc nuoc ngoai

Cần đảm bảo sự công bằng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước trong việc quy định giới hạn tỷ lệ cổ phần. Ảnh: ST.

Tỷ lệ cổ phần bị khống chế

Thực trạng CPH DNNN cho thấy,ổphầnhóaDNNNCửahẹpchonhàđầutưchiếnlượcnướcngoàtỷ số sheffield chất lượng CPH DNNN tại Việt Nam chưa cao, một số mục tiêu chưa đạt được, trong đó có mục tiêu bán cổ phần cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư chiến lược tham gia cổ phần hóa DNNN với mức độ thấp hơn kì vọng.

Theo Báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài chỉ đạt 9,5% (so với kế hoạch là 16,7%) và nhà đầu tư chiến lược là 7,3% (kế hoạch là 15,8%). Trong đó, tỷ lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Một báo cáo mới đây về CPH DNNN của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, trong 46 tổng công ty được phê duyệt phương án CPH trong giai đoạn 2011-2016, dù đây là những tập đoàn, tổng công ty và DNNN quy mô lớn, được đánh giá là có sức hấp dẫn lớn và có khả năng thu hút mạnh các nhà đầu tư chiến lược khi thực hiện cổ phần hoá, nhưng chỉ có 4/46 tổng công ty có bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, chiếm 8,7%.

Không những thế, tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cũng rất khiêm tốn. Cụ thể, nhà đầu tư Aeroport Paris (Pháp) chỉ mua được 20% cổ phần của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ cổ phần thì con số 20% mà Aeroport Paris có được cũng lớn hơn nhiều so với tỷ lệ cổ phần mà ANA Holdings Inc (Nhật Bản) được phép mua khi Tổng công ty Hàng không Việt Nam cổ phần hóa với tỷ lệ của thương vụ này là 8,77%. Số cố phần mà Oriental Consultants (Nhật Bản) mua được khi Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là 4,35% và một nhà đầu tư khác đến từ Nhật Bản là Hassyu cũng chỉ mua được 11% cổ phần của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1.

Tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược được phê duyệt thường nhỏ, cùng với đó, việc khống chế tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới việc CPH DNNN còn kém thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Nói rõ hơn về nguyên nhân này, ông Phạm Đức Trung, đại diện Ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM) cho biết, quy định pháp luật về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vào DNNN cổ phần hóa có nhiều thay đổi trong thời gian qua theo hướng khuyến khích hơn sự tham gia của chủ thể này. Tuy nhiên, cho đến nay, nhà đầu tư nước ngoài vẫn chịu sự khống chế về tỷ lệ sở hữu khi tham gia làm cổ đông chiến lược. Dẫn nội dung Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi, ông Phạm Đức Trung cho biết, tỷ lệ sở hữu nước ngoài chịu sự khống chế. Cụ thể, nội dung Nghị định này quy định, đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%. Chưa kể, các nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu chi phối ở nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện với khoảng 113 ngành nghề kinh doanh có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhiều nhóm ngành tập trung nhiều DNNN như sản xuất hàng hóa, dịch vụ vận tải, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp.

Theo các chuyên gia, các quy định giới hạn về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể được thiết kế với mục đích tạo hàng rào bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước, tuy nhiên lại gây ra những tác động tiêu cực tới việc thu hút cổ đông chiến lược nước ngoài. Điều này làm giảm động cơ đầu tư vào các DNNN vì không đảm bảo được quyền điều hành, quản trị kinh doanh trong DN, không tạo động lực cho cổ đông chiến lược thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ, cam kết trong hợp đồng. Việc giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thiếu thu hút cổ đông chiến lược trong các thương vụ cổ phần hóa. Với tỷ lệ sở hữu quá nhỏ, nhà đầu tư nước ngoài không thể can dự sâu vào điều hành, quản trị công ty, không có động lực mạnh để đầu tư chiến lược và dễ bị xung đột mục tiêu và sự chèn ép của các cổ đông khác.

Thiếu minh bạch thông tin

Bên cạnh nguyên nhân về tỷ lệ cổ phần thì một nguyên nhân nữa dẫn tới việc thu hút nhà đầu tư chiến lược không đạt được như kỳ vọng chính là việc thiếu công khai, minh bạch thông tin. Quy định về công khai, minh bạch thông tin của DNNN trong quá trình CPH đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy vấn đề thiếu công khai minh bạch thông tin của DNNN vẫn là một trong những trở ngại lớn nhất cho nhà đầu tư nước ngoài.

Báo cáo của CIEM cho biết, theo thông lệ quốc tế, các thương vụ mua bán sáp nhập lớn đều cần phải được tiến hành thẩm định chi tiết. Tuy nhiên, tại Việt Nam, rất ít DNNN CPH nhận thức được tầm quan trọng của thẩm định chi tiết trong quá trình tìm kiếm cổ đông chiến lược. Ngoài ra, các tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược trong các thương vụ CPH các DNNN lớn cũng thiếu minh bạch, khó tiếp cận. Hầu hết các DNNN không có thông báo về mục tiêu, tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược bằng tiếng Anh. Do đó nhà đầu tư quốc tế thường rất tốn kém thời gian, chi phí để tìm kiếm các đối tác chiến lược là DNNN CPH. Mới đây, trong hội thảo về CPH dưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài, Luật sư Tony Foster, Điều hành văn phòng Công ty luật Freshfields tại Việt Nam cho rằng, vấn đề thiếu minh bạch trong việc lựa chọn cổ đông chiến lược là một trong những vấn đề then chốt khiến các nhà đầu tư quốc tế e ngại khi muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào DNNN CPH. Ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành Amcham Hà Nội cũng nhấn mạnh, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia CPH DNNN nhưng phát hiện nhiều vấn đề vướng mắc, do đó sự quan tâm của nhà đầu tư giảm đi. Một trong số đó là vấn đề công khai thông tin chưa tốt, nhà đầu tư không biết họ sẽ mua những gì, việc định giá không biết có công bằng hay không và dựa trên cơ sở nào… Những vấn đề này khiến DN nước ngoài e dè với CPH DNNN Việt Nam.

Bên cạnh đó, vấn đề định giá của DNNN CPH cũng là một trong những trở ngại lớn nhất cản trở sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần khi cách thức định giá DN ở Việt Nam hiện nay chưa theo kịp các phương pháp, chuẩn mực quốc tế, các quy định hiện hành về định giá vẫn còn vướng mắc, thiếu hướng dẫn và xung đột mâu thuẫn lẫn nhau. Liên quan đến định giá DN, thời gian qua, việc thuê tư vấn nước ngoài để tiến hành định giá DN bị trở ngại bởi vấn đề chi phí thuê tư vấn khi hiện nay trần chi phí thuê tư vấn nước ngoài là chưa phù hợp.

Theo các chuyên gia, thực tế thu hút nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong CPH DNNN tại Việt Nam cho thấy, cần có các quy định, tiêu chí rõ ràng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, bao gồm cả đối với nhà đầu tư chiến lược quốc tế theo hướng: Trong việc quy định giới hạn tỷ lệ cổ phần đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, cần đảm bảo sự công bằng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, đó là cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tỷ lệ cổ phần giống như các cổ đông chiến lược trong nước; cho phép họ được sở hữu chi phối ở các ngành lĩnh vực không thiết yếu. Việc xác định giá trị DN và xác định giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược cũng cần được nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn để đưa ra được những quy định tôn trọng lợi ích của các bên, dựa theo nguyên tắc win-win.