【xhbd anh】Bộ trưởng Bộ Công Thương: Đã bổ sung quy hoạch để đảm bảo nhu cầu điện

bo truong bo cong thuong da bo sung quy hoach de dam bao nhu cau dienEVN giảm hơn 3.500 tỷ đồng giá điện, tiền điện cho khách hàng
bo truong bo cong thuong da bo sung quy hoach de dam bao nhu cau dienNhiệt điện vẫn là "xương sống" giúp đảm bảo an ninh năng lượng
bo truong bo cong thuong da bo sung quy hoach de dam bao nhu cau dienHiện hữu nguy cơ thiếu điện
bo truong bo cong thuong da bo sung quy hoach de dam bao nhu cau dien
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tại phiên họp sáng nay.

Đẩm bảo an ninh lương thực

Trong bối cảnh nhu cầu lương thực trên thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều quốc gia tăng dự trữ dẫn đến thị trường gạo rất sôi động. Giá gạo thế giới tăng gần đây cũng là cơ hội vàng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc phối hợp điều hành xuất khẩu gạo vừa qua thiếu đồng bộ, nhất quán và lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.

“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo thống nhất, tháo gỡ các điểm nghẽn trong thực hiện, nếu cần thiết thì thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, đánh giá, cân đối nhu cầu dự trữ gạo, tranh thủ cơ hội cạnh tranh xuất khẩu khi nhu cầu và giá xuất khẩu gạo tăng cao nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực và lượng dự trữ quốc gia” – đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu.

Đề cập vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho hay: yêu cầu đặt ra trong công tác xuất khẩu gạo là phải bảo đảm an ninh lượng thực trong mọi tình huống, trong đó có những thời điểm rất phức tạp trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam.

Bộ trưởng thống kê: trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đạt khoảng 930 nghìn tấn, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đến ngày 15/3/2020, xuất khẩu đạt khoảng 1,3 triệu tấn, tăng 370 nghìn tấn so với cuối tháng 2/2020. Xuất hiện nhu cầu tăng dự trữ chiến lược tại nhiều quốc gia khiến giao dịch gạo hết sức sôi động, gạo bị hút rất mạnh ra khỏi Việt Nam, giá gạo trong nước và thế giới liên tục tăng.

Vào thời điểm 23/3, khi Việt Nam đối diện diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tâm lý người dân có dấu hiệu không ổn định thì nguy cơ thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước là có thực. Cùng với đó là diễn biến phức tạp của thời tiết do biến đổi khí hậu và nhuận hai tháng Tư âm lịch có nguy cơ bùng phát các nhóm sinh vật, sâu bệnh gây hại cho lúa vụ. Do vậy, nếu xảy ra biến cố thì lượng gạo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, dù được mùa, cũng sẽ không đủ dùng cho nhu cầu trong nước nếu tiếp tục cho phép xuất khẩu với tốc độ lên tới 25.000 tấn/ngày như 15 ngày đầu tháng 3.

“Đứng trước tính huống cấp bách nêu trên, chiều 23/3, Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập cuộc họp Thường trực Chính phủ và đưa ra kết luận tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước” – ông Tuấn Anh nói.

Đến cuối tháng 4/2020, các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định giãn tiến độ xuất khẩu gạo vào cuối tháng 3 đã có sự thay đổi đáng kể, theo hướng tốt lên. Cụ thể là: công tác phòng chống dịch đạt kết quả tích cực; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội đã được nới lỏng; tâm lý người dân đã ổn định trở lại; nguồn cung thóc gạo đã ổn định và thu hoạch thuận lợi,… Như vậy, lượng gạo còn lại có thể xuất khẩu trong thời gian từ đầu tháng 5 tới giữa tháng 6 là khoảng 1,3 triệu tấn.

Với những nguyên do đó, ngày 1/5, cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường.

Bộ trưởng cho rằng mặc dù có một số ý kiến cho rằng điều hành chưa thực sự thông suốt nhưng kết quả của 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt cơ bản tốt; xuất khẩu 3,06 triệu tấn gạo, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch đạt 1,48 tỷ đô la Mỹ, tăng 25,44 %.

Tạo chính sách thu hút đầu tư vào điện lực

Liên quan tới ý kiến của một số đại biểu xung quanh việc triển khai các dự án điện và bảo đảm an ninh năng lượng, đại diện Bộ Công Thương cho rằng: thời gian qua, cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng cải thiện. Tuy vậy, mục tiêu đảm bảo cung cấp điện trong ngắn hạn đang đặt ra nhiều thách thức.

Tổng sơ đồ Quy hoạch điện 7 đang bộc lộ rất nhiều vấn đề cần phải có những điều chỉnh, thay đổi để đảm bảo yêu cầu cân đối cung cấp điện cho những năm tới, đặc biệt giai đoạn 2024-2025 là giai đoạn thiếu điện. Bộ Công thương đánh giá điện mặt trời là nguồn năng lượng quý báu để bù cho lượng điện năng thiếu hụt trong thời gian qua.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hàng loạt các chính sách, cơ chế mới để đảm bảo khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới đã được Chính phủ ban hành. Ví dụ như cơ chế khuyến khích các dự án điện mặt trời, cơ chế mua điện gió cố định (giá FIT) hay cơ chế quyết định trợ giá điện gió đã tạo nên động lực để thu hút đầu tư mới trong phát triển năng lượng. Tuy nhiên, để bổ sung những dự án này phải đảm bảo nguyên tắc, quy định pháp lý về bổ sung quy hoạch cũng như đảm bảo nhu cầu, yêu cầu trong điều hành phát triển điện.

Đến nay, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành đã bổ sung nguồn điện mặt trời trên 10.000 MW, tiến hành vận hành 90 dự án điện mặt trời với công suất 5.000 MW. Đây chính là nguồn năng lượng quý giúp bù nguồn thiếu hụt điện năng vừa qua. Bộ đã bổ sung quy hoạch và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho bổ sung quy hoạch 11.630 MW. Việc lựa chọn các nhà đầu tư và tổ chức thực thi là trách nhiệm và quyền hạn của các chính quyền các địa phương - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thêm.

Cúp C1
上一篇:Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
下一篇:Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn