Lượng sinh viên đầu vào giảm nên các phòng thí nghiệm khoa Vật lý (Trường ĐH Khoa học) khá vắng vẻ so với các năm trước Vì khó tuyển PGS. TS. Võ Thanh Tùng,ógiữcácngànhkhoahọccơbảkết quả quả bóng đá Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học cho biết, khoảng 3 năm trở lại, một số ngành KHCB ở các khoa: Toán, Vật lý, Địa lý – Địa chất… dần khó tuyển. Năm nay, ngành Vật lý học chỉ tuyển được 3 sinh viên (SV); hai ngành Địa chất học và Địa lý tự nhiên không có người học; tổng hai ngành Toán học và Toán ứng dụng chỉ tuyển được 8 SV; Kỹ thuật địa chất tuyển được 4 SV; Kỹ thuật trắc địa – bản đồ tuyển được 2 SV. Đầu ra việc làm những ngành KHCB là các viện nghiên cứu, sở, ban ngành liên quan, song đây là những đơn vị rất ít tuyển nên người học ít chọn. “Ngay học sinh khối chuyên THPT Trường ĐH Khoa học cũng không chọn các ngành KHCB ở ĐH để học mà chọn các trường như Bách khoa, Y Dược, Kinh tế…”, ông Tùng nói. Lượng người học ít gây khó cho các khoa và nhà trường. TS. Trần Đình Long, Trưởng khoa Toán, Trường ĐH Khoa học cho biết, khoa có đội ngũ giảng viên lớn (24 cán bộ, trong đó có 2 PGS, 8 TS, 13 Ths và 1 văn thư). Tuy thời điểm hiện tại, việc phân bố để giảng viên dạy đại cương vẫn đủ giờ, song so với các năm, việc không có giờ dạy thêm ảnh hưởng đến chế độ của các giảng viên. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Sơn, Trưởng khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học cho biết, đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất ở khoa là các giảng viên trẻ. Năm nay, khoa gần như không tuyển được thí sinh, trong khi những ngành có học vật lý đại cương cũng khó khăn trong tuyển sinh, vì vậy các giảng viên, nhất là giảng viên trẻ đảm nhiệm các môn đại cương bị thiếu giờ dạy. Để giải quyết khó khăn, các khoa nghiên cứu và xây dựng đề án mở thêm một số mã ngành mới theo hướng kỹ thuật, công nghệ hoặc ngành xã hội có nhu cầu, đơn cử như Khoa Toán mở thêm Toán tài chính; Khoa Địa lý – Địa chất mở thêm hai mã ngành Địa kỹ thuật xây dựng và Kỹ thuật khai thác mỏ… “Khoa đang hoàn thiện đề án để gửi lên ĐH Huế xin xét duyệt. Đây là hai ngành đào tạo kỹ sư. Các ngành KHCB rất khó thu hút thí sinh nên mở các ngành mới thường chuyển hướng đào tạo kỹ thuật và công nghệ”, TS. Trần Hữu Tuyên, Trưởng khoa Địa lý – Địa chất, Trường ĐH Khoa học nói. Theo ông Tùng, nhiều khoa khác cũng đang tính toán phương án mở mã ngành mới. Quy trình mở mã ngành từ nghiên cứu, khảo sát, làm đề án trình lên trường, có hội đồng khoa học của nhà trường thẩm định và duyệt sau đó trình lên ĐH Huế xem xét. Nếu thuận lợi, sẽ có một số ngành bắt đầu tuyển sinh vào năm học 2018 – 2019. Sinh viên Khoa Toán (Trường ĐH Khoa học) học lập trình trên máy tính Ảnh hưởng đến các ngành KHCB nhưng vẫn làm Đặt câu hỏi tương lai các ngành KHCB sẽ thế nào nếu mở thêm mã ngành mới, hầu hết lãnh đạo các khoa và nhà trường khẳng định sẽ bị ảnh hưởng. Ông Tùng cho rằng, tuy vẫn duy trì tuyển sinh các ngành truyền thống nhưng với nhu cầu lao động hiện nay, KHCB sẽ còn khó trong thời gian tới. Hơn thế, các ngành mới là ngành xã hội có nhu cầu, vì vậy khi tuyển sinh, thí sinh sẽ ưu tiên lựa chọn hơn so với KHCB. “Nếu nhà trường và các khoa không chủ động phương án mở thêm ngành mới thì theo tình hình hiện nay, hoạt động của các khoa và nhà trường sẽ khó khăn”, ông Tùng giải thích. PGS. TS. Trần Ngọc Tuyền, Trưởng phòng Đào tạo ĐH, Trường ĐH Khoa học cho rằng, đây là xu hướng tất yếu do bộ, ngành trung ương thiếu chính sách quan tâm đến KHCB. Việc khó tuyển đặt ra thách thức với các khoa trong công tác cán bộ, nhất là với đội ngũ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Tuy họ còn một nhiệm vụ chính là nghiên cứu khoa học, song giờ giảng là thực sự quan trọng. Năm học này, nhà trường chưa ghi nhận tình trạng cán bộ giảng viên xin chuyển công tác vì lý do liên quan đến tuyển sinh khó khăn nhưng nếu thực trạng này kéo dài, rất khó nói trước. Ngoài ra, nguồn thu chính của các trường là học phí. Xu hướng tự chủ thì vấn đề nguồn thu quyết định tính “sống còn” của nhà trường. Theo ông Tuyền, việc mở thêm các mã ngành mới cũng diễn ra tại các trường đào tạo KHCB ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vì lý do khó tuyển. Các đơn vị đều lo lắng cho tương lai của KHCB, nhưng khó có giải pháp tốt hơn. Cần chính sách “đặc biệt” cho KHCB Trước khó khăn của các ngành đào tạo KHCB, ngày 10/2/2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 186 về việc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc lĩnh vực GD&ĐT, mở ra cơ chế miễn 100% học phí cho sinh viên theo học các ngành KHCB trong suốt 4 năm học. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn nên chưa thể áp dụng được. Ông Tùng cho rằng, Quyết định 186 cho thấy Chính phủ đã nhìn thấy được khó khăn của KHCB và có giải pháp. Song, trên thực tế, nếu quyết định này áp dụng vào thực tiễn, chưa chắc sẽ hấp dẫn được thí sinh với các ngành KHCB, bởi lý do người học không chọn các ngành KHCB là do đầu ra việc làm khó khăn, vì vậy giải quyết bài toán khó về KHCB không chỉ giải quyết chính sách đầu vào mà còn cần chính sách đặc biệt về việc làm khi họ ra trường. Đây là vấn đề mang tầm vĩ mô mà Chính phủ và Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu. ĐH Huế và Trường ĐH Khoa học vẫn đang thực hiện nhiều giải pháp thu hút người học chọn KHCB. Ngoài phối hợp với ĐH Huế đến các địa phương quảng bá tuyển sinh, bộ phận phụ trách tuyển sinh nhà trường cùng các khoa cũng tăng cường giới thiệu ngành học ở nhiều tỉnh, thành; nhà trường cũng có cơ chế học bổng thu hút người học giỏi chọn các ngành KHCB… Tuy nhiên, theo ông Tùng, những giải pháp này chỉ thực sự hiệu quả khi có những tác động về mặt chính sách việc làm với các ngành KHCB. Muốn giữ được KHCB, có thể không tuyển nhiều, mỗi ngành khoảng 20 – 30 TS/năm, nhưng đầu vào phải chất lượng. Rõ ràng, khi bộ, ngành Trung ương có chính sách đặc biệt quan tâm đến KHCB thì tất yếu tuyển sinh đầu vào tốt không phải là vấn đề khó.
Bài, ảnh: Hữu Phúc |