Cụ thể,êucầuchuyêngiaxóasổhànggiảhàngnháitrênmạgiải bóng đá nga Apple yêu cầu nhóm chuyên gia của mình phải trực tiếp phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật, thương gia, cơ quan truyền thông, mạng xã hội và các trang thương mại điện tử trên toàn thế giới để gỡ bỏ toàn bộ các sản phẩm giả, nhái thương hiệu Apple khỏi các nền tảng thương mại điện tử cũng như mạng xã hội. Chiến dịch truy quét hàng giả, hàng nhái của Apple đã được đẩy mạnh sau vụ việc một người dùng có tên Andrea Stroppa đã báo cáo về việc bộ sạc iPhone được mượn từ người bạn bị phát nổ. Sau khi điều tra thì người đàn ông phát hiện ra rằng bộ sạc này được mua trên Instagram với mức giá rẻ. Sau đó, người đàn ông đã khởi xướng nghiên cứu về mạng xã hội có tên là Ghost Data và đã công bố tình trạng bán hàng nhái Apple trên Instagram. Từ đó, nhóm chuyên gia đã ngay lập tức tham gia vào công cuộc chống mua, bán hàng giả của hãng Apple. Cụ thể, theo nghiên cứu Ghost Data, hiện trang mạng xã hội xuất hiện rất nhiều tài khoản bán phụ kiện Apple giá rẻ mà chưa được xác minh về độ an toàn và hầu hết là đến từ Trung Quốc. Những nhà phân phối này cung cấp pin, cáp sạc... Đặc biệt, có những người còn bán các sản phẩm nhái giống hệt iPhone và Apple Watch cho những khách hàng ít hiểu biết về công nghệ thông qua WeChat hay WhatsApp. Năm 2020, nhờ sự hợp lực của nhóm chuyên gia Apple mà hơn 1 triệu tài khoản bán hàng giả đã bị đánh bay. Tuy nhiên, không chỉ trên Facebook hay các mạng xã hội khác, việc kiểm soát hoạt động bán hàng giả của Instagram cũng còn khá lỏng lẻo. Trước tình trạng này, phía Instagram cho hay hoạt động mua bán hàng giả đã vi phạm chính sách của công ty và họ sẽ nỗ lực phản hồi và xóa các tài khoản bán hàng giả sớm nhất có thể. Ảnh minh họa |