【nhan dinh udinese】Phải thoái vốn 16.193 tỷ đồng trong 5 lĩnh vực nhạy cảm

[World Cup] 时间:2025-01-12 00:46:57 来源:88Point 作者:Thể thao 点击:39次

phai thoai von 16193 ty dong trong 5 linh vuc nhay cam

Hầu hết số lượng doanh nghiệp Nhà nước niêm yết sau cổ phần hóa có tổng tài sản tăng bình quân 12%/năm. Ảnh: internet.

“Trong đó,ảithoáivốntỷđồngtronglĩnhvựcnhạycảnhan dinh udinese lĩnh vực Chứng khoán là 233 tỷ đồng, Tài chính- Ngân hàng là 9.112 tỷ đồng, Bảo hiểm là 553 tỷ đồng, Bất động sản là 6.078 tỷ đồng và Quỹ đầu tư là 215 tỷ đồng.”- ông Đặng Quyết Tiến nói.

Tính từ năm 2012 đến ngày 31-10-2015, số vốn nhà nước trong 5 lĩnh vực trên đã thoái được 9.866 tỷ đồng, thu về 9.496 tỷ đồng; đầu tư thêm từ nguồn cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đạt 2.734 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ giai đoạn 2011 đến 12-11-2015 đã cổ phần hóa được 408/538 doanh nghiệp (đạt 76% kế hoạch giai đoạn 2011-2015); trong đó, chỉ trong năm 2014 đến 12-11-2015 đã cổ phần hóa được 302/432 doanh nghiệp.

Hầu hết số lượng doanh nghiệp Nhà nước niêm yết sau cổ phần hóa có tổng tài sản tăng bình quân 12%/năm; tổng vốn chủ sở hữu tăng bình quân 16%/năm; tổng vốn đầu tư chủ sở hữu tăng khoảng 18%/năm. Trong giai đoạn 2011-2014, tổng doanh thu của các doanh nghiệp tăng bình quân hàng năm khoảng 3,5%, lợi nhuận bình quân tăng 8,6%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này đều tăng so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, tổng doanh thu và lợi nhuận đạt gần 50% so với cả năm 2014.

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu, tiến độ cổ phần hóa của doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua còn chậm so với kế hoạch. Một phần là do đối tượng sắp xếp, cổ phần hóa hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp nên cần có thời gian chuẩn bị, xử lý. Mặt khác, việc thực hiện cổ phần hóa, tái cơ cấu và thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có quy mô lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt.

Do vậy, trong thời gian tới việc thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu, cổ phần hóa sẽ là việc làm thường xuyên, liên tục.

“Chúng ta chỉ còn 5 năm để chuẩn bị trước khi các cam kết quốc tế có hiệu lực, cũng như bước vào sân chơi của cộng đồng kinh tế ASEAN. Nếu như trước kia các doanh nghiệp viện lý do thiếu kinh phí, không ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới hệ thống quản trị thì nay không còn đường lùi. Và chỉ có tái cơ cấu thì doanh nghiệp Nhà nước mới đổi mới quản trị về tài chính, về lao động, về quản trị khoa học công nghệ, tổ chức, sắp xếp, thu gọn các phòng ban, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của doanh nghiệp”- ông Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh.

Theo đó, ông Đặng Quyết Tiến dẫn chứng trường hợp Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam sau tái cơ cấu, số lượng phòng ban giảm từ 29 xuống còn 23, giảm 10 công ty thành viên thành các chi nhánh.

Trong 2 tháng cuối năm 2015, Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tái cơ cấu, thoái vốn để kịp thời xử lý cụ thể từng trường hợp.

Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước sẽ tập trung quyết liệt hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp, phê duyệt phương án cổ phần hóa để chuyển các doanh nghiệp sang công ty cổ phần. Và nhóm này theo ông Đặng Quyết Tiến có khoảng 50 doanh nghiệp.

Đối với thoái vốn trong 5 lĩnh vực đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo Tập đoàn, Tổng công ty phân loại các khoản đầu tư, lộ trình, tìm đối tác để thoái vốn khi thị trường cho phép. Chẳng hạn như đối với lĩnh vực bất động sản cần phối hợp tổ chức tín dụng thực hiện thoái vốn; lĩnh vực chứng khoán cũng cần nắm bắt cơ hội khi thị trường chứng khoán ấm lên, có điều kiện là thoái ngay, đảm bảo hiệu quả nhất, tránh thất thoát vốn cho doanh nghiệp.

Trong năm 2016 đến 2020, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về cổ phần hóa và thoái vốn phù hợp hơn với yêu cầu nền kinh tế hội nhập và thực tế của Việt Nam.

Trong đó, sẽ bổ sung các hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm của tư vấn với kết quả xác định giá trị doanh nghiệp. Đồng thời, tăng tỷ lệ tham gia của cổ đông chiến lược, tạo điều kiện cho cổ đông chiến lược tiếp cận thông tin, tham gia phương án tái cơ cấu doanh nghiệp, đổi mới phương thức chào bán cổ phần.

“Tới đây, sẽ phải tăng các chế tài xử lý việc chậm trễ trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo nguyên tắc bình đẳng cả 3 đối tượng là cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu- ban lãnh đạo doanh nghiệp và nguyên tắc trách nhiệm của người đứng đầu. Đồng thời, thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình cổ phần hóa và thoái vốn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tiến độ, hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí trong quá trình thoái vốn.’- ông Đặng Quyết Tiến nói.

(责任编辑:La liga)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接