【ty so betis】Phát triển dạy nghề: Cần chú trọng giảm tải trường công

  发布时间:2025-01-25 04:31:31   作者:玩站小弟   我要评论
Ảnh minh họa. Nguồn: Tổng cục Dạy nghềVừa qua, Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã ty so betis。

dao tao nghe

Ảnh minh họa. Nguồn: Tổng cục Dạy nghề

Vừa qua,áttriểndạynghềCầnchútrọnggiảmtảitrườngcôty so betis Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) thực hiện quản lý nhà nước toàn bộ lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trong đó chuyển các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về Bộ LĐTB&XH (trừ các trường sư phạm, các ngành đào tạo giáo viên).

Chia sẻ với báo chí về việc điều này có gây ảnh hưởng đến việc tuyển sinh và đào tạo của các trường hay không, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng, Chính phủ đã cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra quyết định này.

Cụ thể, trước đó tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP về việc giao Bộ LĐTB&XH là cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp trên quy mô cả nước. Ngay sau đó Chính phủ đã có Nghị định số 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, từ 14/10/2016 toàn bộ chức năng quản lý giáo dục nghề nghiệp sẽ chuyển về Bộ LĐ-TB&XH quản lý, trừ lĩnh vực đào tạo sư phạm.

“Trước hết chúng ta phải hiểu đây là quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp chứ không phải Bộ LĐ-TB&XH là chủ quản của các trường cao đẳng và trung cấp nghề. Hiểu một cách đầy đủ là Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, còn Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan được Chính phủ phân công giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, về chức năng quản lý nhà nước thì Bộ LĐ-TB&XH có 12 nội dung phải làm, nhưng có 3 nội dung quan trọng nhất. Một là giúp Chính phủ xây dựng quy hoạch hệ thống giáo dục dạy nghề. Hai là tham mưu cho Chính phủ xây dựng ban hành cơ chế chính sách để phát triển hệ thống dạy nghề. Ba là thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra đôn đốc.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, phải tiến tới phải dần tính tự chủ và giảm tối đa sự can thiệp của các bộ, ngành chủ quản, của UBND các tỉnh vào lĩnh vực dạy nghề.

“Theo tôi, xu hướng phát triển mạng lưới dạy nghề là giảm tải, giảm tối đa trường công lập, phát triển mạnh trường tư thục, đặc biệt là khuyến khích các doanh nghiệp, khu vực tư nhân phát triển cái này”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Đối với những trường, hệ cao đẳng, trung cấp đang học chương trình của Bộ GD&ĐT khi bàn giao về Bộ LĐ-TB&XH từ ngày 14/10/2016 mà đã được tuyển sinh năm 2016 thì tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo đó cho đến hết khóa học. Bằng cấp vẫn do Bộ GD&ĐT thực hiện trọn vẹn, còn những chương trình bắt đầu từ tháng 1/2017 thì học theo chương trình khung do Bộ LĐ-TB&XH chủ trì.

Về vấn đề liên thông, đối với những người đang học chương trình 2016 trở về trước thì tiếp tục thực hiện liên thông theo quy định của Bộ GD&ĐT, còn từ năm 2017 thì Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ LĐ-TB&XH và Bộ GD&ĐT xây dựng quy trình liên thông và tiêu chuẩn liên thông để những người có đủ điều kiện và có nhu cầu thì tiếp tục học liên thông theo quy định.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, hiện Bộ LĐ-TB&XH đang chỉ đạo Tổng cục Dạy nghề xây dựng đề án đổi mới cơ bản và toàn diện về giáo dục nghề nghiệp. “Chúng tôi đang chọn ra khoảng 15 vấn đề mới, sau đó 15 vấn đề mới này sẽ được lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương, chuyên gia, tổ chức hội nghị toàn quốc để tất cả các chương trình này được đóng góp ý kiến trên từng lĩnh vực và hoàn thiện đề án trình Chính phủ thông qua sớm”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh./.

Mai Đan

相关文章

最新评论