【kèo 1.75】Kết nối với doanh nghiệp FDI: Doanh nghiệp Việt phải chủ động
Kinh nghiệm từ "nhà phụ trợ" thành công
Tuy vẫn còn ít và rất khó để có thể trở thành doanh nghiệp cung ứng cho các doanh nghiệp FDI nhưng điều đó không phải là không thể. Từ một doanh nghiệp “siêu nhỏ” đến nay rất thành công khi làm ăn với doanh nghiệp Nhật Bản, ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí chính xác, dịch vụ và thương mại Việt Nam (VPMS) chia sẻ, ông đã từng có thời gian hơn 10 năm làm việc tại một công ty Nhật Bản với vai trò Phó Giám đốc nhà máy. Đồng thời cũng chính là những lớp kỹ sư đầu tiên của Việt Nam được đào tạo để làm công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp xe máy, ô tô, đã từng được công ty cử đi làm việc tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Sau một thời gian dài làm việc cho doanh nghiệp FDI, điều mà ông học được chính là tư duy rõ ràng, mạch lạc, kỹ năng chỉ đạo sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, kỹ năng thiết lập quan hệ với đối tác và kỹ năng quản lý hiệu quả.
Năm 2006, ông đã cùng với hai người bạn của mình thành lập Công ty VPMS đặt tại khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh). Thời kỳ đầu, Công ty chủ yếu gia công, cung cấp chi tiết riêng lẻ theo yêu cầu của khách hàng. Từ năm 2011 đến nay, Công ty bắt đầu thiết kế, sản xuất khuôn dập liên tục. Sau gần 10 năm hoạt động, hiện VPMS là một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp hỗ trợ hàng đầu của Việt Nam, có thể sản xuất được cả những linh kiện đòi hỏi độ chuẩn xác cao mà nhiều doanh nghiệp FDI chưa chắc đã làm được. Những đối tác của VPMS hiện nay là những tập đoàn hàng đầu thế giới đang đầu tư tại Việt Nam như Honda Việt Nam, Yamaha, Panasonic, Samsung...
Theo ông Nguyễn Xuân Huy, để có thể làm ăn với doanh nghiệp Nhật Bản, VPMS thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ thuật cho nhân viên do chuyên gia Nhật Bản, đồng thời là khách hàng giảng dạy. Điều này giúp nâng cao trình độ nhân viên trong công ty về kỹ thuật, kiểm soát quy trình, qua đó tăng năng suất và giảm giá thành.
Ngoài ra, theo ông Huy, một sai lầm của doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải là thói quen tự mình giải quyết các vấn đề phát sinh, nhiều khi đơn hàng có khả năng chậm cũng không báo lại với đối tác. Do đó, các doanh nghiệp muốn hợp tác được với đối tác Nhật Bản cần phải xây dựng được hệ thống báo cáo, liên lạc, bàn thảo để trao đổi và nắm bắt được toàn bộ thông tin về sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng… Đối với các doanh nghiệp FDI, không thể chỉ làm một sản phẩm giống mà quan trọng là phải làm ra được sản phẩm đảm bảo được chất lượng và hiệu quả sản xuất. Sau khi thành công với các bạn hàng Nhật Bản, sẽ có nhiều bạn hàng đến từ kênh thông tin khác như internet, thông qua các tổ chức trung gian như Jetro và Bộ Công Thương…, thậm chí thông qua chính các bạn hàng hiện tại.
Là một doanh nghiệp cung cấp phần lớn các linh kiện nhựa trong máy in chuyên nghiệp cho Tập đoàn Konica Minolta, máy giặt và tủ lạnh cho Tập đoàn Sanyo, tai nghe cho Foster, mascara cho Shiseido, thiết bị điện cho Shneider Electric… để giành được hợp đồng cung ứng linh kiện, phụ tùng cho những doanh nghiệp FDI này, Công ty Cát Thái (thuộc Tập đoàn Phương Anh - PATC Group) luôn phải đáp ứng về chất lượng sản phẩm, sản xuất ổn định, giao hàng đúng thời gian, không có sản phẩm lỗi, có hiệu quả trong chi phí sản xuất, hình thành mức giá chung cho sản phẩm cùng chủng loại, chiết khấu, giảm giá… Đồng thời, phải xây dựng hệ thống công ty vệ tinh gần các khu công nghiệp, cảng biển, đầu tư công nghệ để giúp các đối tác khi muốn mở rộng nguồn linh kiện sẽ dễ lựa chọn, tin tưởng về chất lượng thay vì chọn đối tác hoàn toàn mới.
Thay đổi để kết nối
GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, dù nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến nay đã đạt hơn 160 tỷ USD, đóng góp khoảng 22-25% vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 55% giá trị sản lượng công nghiệp, 70% kim ngạch xuất khẩu, 20% GDP, 18% thu ngân sách, tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 3,7 triệu lao động và nhiều triệu lao động gián tiếp... nhưng tác động lan tỏa của khu vực FDI chưa được như kỳ vọng. Doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, có rất ít các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp FDI.
Đánh giá về việc doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng, ông Nguyễn Mạnh Linh, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công thương (Bộ Công Thương) cho biết, kết quả khảo sát 194 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyên sản xuất linh kiện kim loại, linh kiện điện, điện tử và linh kiện nhựa, cao su vào đầu năm 2017 cho thấy số lượng doanh nghiệp nội địa cung ứng cho các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, máy công nghiệp...
Vì vậy, theo TS. Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không thay đổi được cách thức quản trị và đáp ứng các yêu cầu cao của nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất khó có được sự liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng như khó có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia từ Nhật Bản.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/246c791924.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。