【mc va mu】Tình hình Biển Đông mới nhất: Chuyên gia nói về vụ giàn khoan Trung Quốc
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtChuyêngianóivềvụgiànkhoanTrungQuốmc va muo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo giàn khoan Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở khu vực có tọa độ 17-29.53N, 110-57.18E trên Biển Đông từ ngày 28/12 - 10/2/2016. Trên trang web chính thức, cơ quan này cho biết giàn khoan Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở khu vực có tọa độ nêu trên đồng thời yêu cầu các phương tiện đường thủy cấm tiến vào khu vực 2.000m xung quanh giàn khoan.
Trung Quốc lại đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông giữa lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng, phức tạp
Trao đổi với Zing News về động thái này của Trung Quốc, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) cho rằng giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc chỉ đơn thuần thực hiện các hoạt động thương mại và không đe dọa tới chủ quyền của Việt Nam như thời điểm nó xuất hiện ngoài khơi đảo Tri Tôn từ tháng 5 đến tháng 7 năm ngoái.
Về phần mình, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm (nguyên Giám đốc Học viện Hải quân) nhận định, theo tọa độ trên hải đồ, giàn khoan Trung Quốc đang nằm cách Đông Bắc đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, khoảng 55 hải lý, trong khi đó, nó cách đảo Hải Nam của Trung Quốc đến 150 hải lý. Theo Chuẩn đô đốc, hành động của Trung Quốc có nguy cơ đe dọa thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước, về việc không tạo căng thẳng trên Biển Đông.
Trả lời câu hỏi ‘Liệu Trung Quốc có lựa chọn thời điểm để kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực’ của phóng viên Zing News, Giáo sư Carl Thayer không nghĩ có mối liên hệ nào giữa việc giàn khoan hoạt động trên Biển Đông với các sự kiện quan trọng của Việt Nam. Ông lý giải, hiện Bắc Kinh đang nỗ lực giành lại niềm tin từ phía Việt Nam và ngăn chặn những ảnh hưởng từ phía Mỹ. Do đó, họ sẽ không muốn để sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 gây nên tâm lý chống Trung Quốc ở Việt Nam.
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nhấn mạnh phải theo sát mọi động tĩnh của giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông
Trái lại, Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm lại cho rằng không phải vô cớ mà đột nhiên Trung Quốc lại đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào lại Biển Đông, nếu xét từ lịch sử “nói không đi đôi với làm” của nước này. Dự đoán về những diễn biến tiếp theo ở Biển Đông, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhấn mạnh Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ mọi động tĩnh của giàn khoan Hải Dương 981.
Ông nêu rõ, nếu Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cần phát động nhân dân đấu tranh, đồng thời huy động các lực lượng chấp pháp trên biển như cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân vào cuộc. Đồng thời, cần vạch rõ cho thế giới thấy hành động sai trái của Trung Quốc và huy động công luận lên án như những gì Việt Nam đã từng làm trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm ngoái.
Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer lại cho rằng, ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc sẽ không gây náo động ở Biển Đông. Dù vậy, ông gợi ý Việt Nam có thể phản ứng thông qua các thông báo của Bộ Ngoại giao.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, báo VnExpress dẫn nguồn tin từ báo Sankei Shimbun cho hay, hải quân Australia hôm 26/12 tuyên bố họ đang cân nhắc tham gia cuộc diễn tập chung của Mỹ và Nhật ở Biển Đông. Theo đó, trong cuộc diễn tập chung vào tháng 2/2016 ở Biển Đông, các tàu sẽ không đi vào vùng biển 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cùng thời gian này, quân đội Mỹ và Nhật Bản thông báo sắp diễn tập chung trên Biển Đông
Tuy nhiên, một người liên quan trong chính phủ Nhật nhấn mạnh, việc Nhật - Mỹ - Australia diễn tập chung là hành động mạnh mẽ để kiềm chế Trung Quốc và gửi đi thông điệp về hành xử và tuân thủ luật pháp quốc tế. Bằng cách đưa đội tàu hải quân Mỹ và lực lượng phòng vệ Nhật (MSDF) vào Biển Đông, Mỹ và các nước đồng minh muốn khống chế Trung Quốc thúc đẩy xây đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự ở Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Được biết, Nhật - Mỹ - Australia sẽ triển khai tàu chiến tham gia lễ duyệt binh trên vùng biển quốc tế ngoài khơi Ấn Độ vào tháng 2 tới, sau đó điều chỉnh để tập luyện chung trên Biển Đông. Nhật Bản sẽ gửi một tàu hộ vệ tham gia. Các tàu sẽ thực hiện huấn luyện giả tưởng như tác chiến chiến thuật, thông tin liên lạc và trao đổi thủy thủ đoàn.
Theo báo Nhật, chính phủ nước này tuyên bố sẽ mở rộng hoạt động quân sự ở Biển Đông từ năm sau. Các tàu hộ vệ MSDF được triển khai tới vùng biển Somali để thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển, và việc diễn tập chung cùng các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc trên đường trở về nước đang được xem xét. Báo cho hay để gìn giữ hòa bình khu vực, Tokyo muốn chung sức giúp đỡ, chi viện xây dựng quân đội và phòng ngự bờ biển cho các nước láng giềng.
Lan Anh (T/h)
Tàu sân bay Mỹ suýt ‘gặp Long vương’ vì tên lửa Iran
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/246d792064.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。