【ndbd hn】Tỷ giá hôm nay (7/11): Đồng USD trong nước và thế giới tăng, giảm trái chiều
Tỷ giá hôm nay (7/11): Đồng USD trong nước giảm, thế giới phục hồi. Ảnh: TL |
Diễn biến thị trường trong nước
Tại thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch 7/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 20 đồng, hiện ở mức 24.064 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giảm nhẹ, hiện ở mức 23.400 đồng - 25.217 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại (NHTM) mua vào và bán ra như sau:
Tỷ giá USD | Mua vào | Bán ra |
Vietcombank | 24,130 VND | 24,500 VND |
Vietinbank | 24,095 VND | 24,555 VND |
BIDV | 24,175 VND | 24,475 VND |
* Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng nhẹ ở mức: 24.518 đồng – 27.099 đồng.
Tỷ giá Euro tại các NHTM mua vào và bán ra như sau:
Tỷ giá Euro | Mua vào | Bán ra |
Vietcombank | 25,464.87 VND | 26,863 VND |
Vietinbank | 25,238 VND | 26,538 VND |
BIDV | 25,731 VND | 26,942 VND |
* Tỷ giá đồng Yen (JPY) tại các NHTM mua vào - bán ra đều tăng nhẹ ở cả 2 chiều
Tỷ giá JPY | Mua vào | Bán ra |
Vietcombank | 158.22 VND | 167.49 VND |
Vietinbank | 158.11 VND | 167.81 VND |
BIDV | 159.56 VND | 167.84 VND |
Diễn biến thị trường thế giới
Đồng USD tăng trở lại vào phiên giao dịch vừa qua, sau khi giảm xuống mức thấp gần 8 tuần, do kỳ vọng ngày càng tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Thị trường đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell vào ngày 8 và 9/11, và đặt câu hỏi Fed có tiếp tục duy trì quan điểm ôn hòa hay không. Việc liệu Fed có tăng lãi suất thêm cũng được theo dõi chặt chẽ.
Ở một diễn biến ngược lại, đồng Euro giảm 0,06%, xuống mốc 1,0723 USD. Sự suy yếu về kinh tế ở khu vực đồng Euro có thể hạn chế đà tăng của đồng tiền chung châu Âu so với đồng bạc xanh. Một cuộc khảo sát hôm 6/11 cho thấy nguy cơ suy thoái trong hoạt động kinh doanh khu vực đồng Euro.
Trong khi đó, đồng USD tăng 0,41%, đạt mức 149,98 Yen. Trước đó, đồng Yen đạt mức 151,74/USD vào tuần trước, tiến gần đến mức thấp nhất vào tháng 10/2022, điều này góp phần thúc đẩy sự can thiệp của Ngân hàng Nhật Bản./.