【tỷ lệ kèo bóng đá thế giới】Chuyện cảm động về Bác Hồ

作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:05:39 评论数:

Báo Cà Mau(CMO) Về Thủ đô Hà Nội viếng Lăng Bác và thăm nhà sàn của Bác, lại được nghe kể chuyện về “Đường mòn Hồ Chí Minh”. Con “Đường mòn Hồ Chí Minh” này được hình thành do Bác hằng ngày đi tập thể dục từ nhà sàn qua đường xoài, men theo đường vườn ở Phủ chủ tịch.

 Lúc đầu, con đường rậm rạp cây cối, dây leo chằng chịt khó đi, rắn rết cũng nhiều nên anh em muốn ngăn lại nhưng Bác bảo rằng: “Bác còn phải vượt dãy Trường Sơn mới vào được miền Nam để thăm đồng bào nên Bác phải tập đi đường khó". 

Nghe Bác nói vậy, anh em rất cảm động, nên chỉ bẻ bớt cành cây và trải thêm xỉ than trên những đoạn lởm chởm để Bác đi lại cho dễ dàng. Từ đó, mọi người gọi con đường này là “Đường mòn Hồ Chí Minh”.

Bác còn bảo anh em bố trí cho Bác tập leo núi với khát vọng được vào với “miền Nam đi trước về sau” và “miền Nam trong trái tim Người”. Đã có lần Bác tâm sự với ông Vũ Kỳ (thư ký riêng của Bác) rằng: “Tôi sinh ra tại làng Chùa, xã Chung Cự, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Qua Pháp, qua Anh, qua Mỹ, qua các nước Châu Phi, đến Liên Xô rồi về Trung Quốc, thế mà mới vào đến Đồng Hới, chưa vào tới miền Nam. Cả đời tôi dù đi nhiều nơi, nhưng lại chưa về đến chốn”.

Viếng Lăng Bác. Ảnh: Minh Tấn 

Năm 1967, Bác đề nghị Bộ Chính trị bố trí cho Bác được vào miền Nam thăm hỏi, động viên đồng bào chiến sĩ, Bác nói: “Nếu không có con đường nào khác thì tổ chức cho tôi đi bộ. Các chú đi được thì tôi đi được, đi mỗi ngày một ít”. Dù đã 77 tuổi, Bác vẫn âm thầm chuẩn bị hành trình về miền Nam bằng cách rèn luyện sức khoẻ, tập thể dục, đi bộ hằng ngày. Khi trời mưa, Bác tập thái cực quyền trước cửa nhà sàn, khi trời đẹp Bác đi bộ 3-4 vòng mỗi ngày từ nhà sàn qua đường xoài, ra phía Ngà Voi ở Phủ Chủ tịch. Khi sức khoẻ giảm sút, đi lại khó khăn, Bác vẫn kiên trì tập thể dục.

Năm 1968, khi sang Trung Quốc chữa bệnh, Bác vẫn nung nấu ý định vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam để thăm và động viên đồng bào trước khi nước nhà thống nhất.

Năm 1969, sức khoẻ của Bác đã giảm nhưng Bác vẫn tập đi bộ trên “Đường mòn Hồ Chí Minh” ở Phủ Chủ tịch. Nhiều đoàn khách quốc tế đến Việt Nam thường thắc mắc vì sao một lãnh tụ như Bác Hồ đã cống hiến cả đời người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng không thể nhận một huân chương, huy chương nào. Họ vô cùng cảm phục khi được biết Bác Hồ đã từ chối những phần thưởng cao quý ấy vì thấy mình chưa hoàn thành nhiệm vụ, miền Nam chưa được giải phóng, nước nhà chưa được độc lập. Trước đây, có lần được tin kỳ họp thứ VI, Quốc hội khoá II (tháng 5/1963) quyết định tặng Bác Huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của nước ta, nhưng Bác đã nói: “Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình, thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội hãy cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi huân chương cao quý”.

Năm 1967, khi Đảng và Chính phủ Liên Xô quyết định trao tặng Bác Hồ Huân chương Lê-nin - huân chương cao quý nhất của Liên Xô nhân kỷ niệm 50 năm cách mạng Tháng Mười Nga, Bác cũng đề nghị hoãn việc trao huân chương cao quý đó, chờ đến ngày đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất Bác sẽ nhận.

Ôn lại chuyện cảm động về Bác Hồ, càng làm cho lòng chúng ta day dứt hơn khi chưa được đón Bác vào thăm miền Nam như ý nguyện của Bác. Nhưng tinh thần, tình cảm, nghị lực và tấm gương đạo đức của Bác luôn là bài học quý giá, là động lực giúp chúng ta tiếp tục phấn đấu chung tay “xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu” mà Bác hằng mong ước./.

Vũ Bạ