【ty lê ca cuoc bd truc tuyen】Góc bình yên nơi biên giới
(Thân tặng các anh Chốt dân quân biên giới Thanh Hòa)
BPO - Đoàn chúng tôi lên biên giới vào những ngày mưa bão số 7,c bty lê ca cuoc bd truc tuyen khi miền Trung đang đắm chìm trong nước lũ. Nơi đây dù là vùng cao nhưng nhiều chỗ nước ngập lối đi. Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là Đại đội 10 ở huyện Bù Đốp. Lãnh đạo, chỉ huy tiếp đón đoàn vui vẻ, thân tình. Sau bữa trưa, chúng tôi tranh thủ nghỉ ngơi. Đầu giờ chiều, chỉ huy đưa đoàn đến thăm điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới Thanh Hòa, một trong 11 chốt trên địa bàn tỉnh. Mỗi chốt dân quân nơi biên giới đều có khu dân cư. Khi đến khu nhà liền kề, tôi cảm nhận nơi đây là một góc bình yên trên vùng biên cương của Tổ quốc.
Đầu giờ chiều nên mọi người trong khu dân cư đi làm gần hết. Cửa nhà nào cũng đóng, vài mảng sân trước nhà nước đọng do mưa mấy hôm nay, có nhà trồng hoa, rau xanh. Bỗng nghe tiếng be… be… hòa lẫn tiếng gà gáy trưa. Thì ra căn nhà đầu dãy có chuồng nuôi dê và gà, vịt. Thấy đoàn chúng tôi đến, vài đứa trẻ chạy ra ríu rít trên con đường bê tông phẳng lỳ trải dài giữa hai dãy nhà. Trời mưa nhẹ hạt dần để lộ mảng trời trong vắt, từng áng mây trắng, xám lững lờ trôi. Vạt nắng dần hiện rõ. Sáng giờ mới thấy trời đẹp vậy, rõ là thiên nhiên đang ưu đãi cho đoàn chúng tôi. Tranh thủ nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Phúc, hội viên Hội Nhiếp ảnh Việt Nam chụp nhanh khoảnh khắc quá đẹp, thơ mộng thanh bình nơi biên giới. Tôi cười nói: Các nhiếp ảnh muốn cho người xem thấy được cảnh đẹp chỉ cần canh góc bấm máy là xong. Còn nhà văn thì phải dùng ngôn từ đặc sắc để miêu tả. Hôm nay, em lại được thêm tấm ảnh đẹp “Góc bình yên nơi biên giới” rồi đó. Nhớ gửi tặng chị để minh họa cho bài viết. Nhiếp ảnh gia cười thật rạng rỡ: “Vâng, em sẽ gửi tặng chị!”.
Góc bình yên nơi biên giới - Ảnh: Nguyễn Văn Phúc
Anh Vũ Viết Quý, Chốt trưởng chốt dân quân cho chúng tôi biết: Khu dân cư liền kề này được xây dựng từ tháng 12-2019, có 30 hộ gồm 106 người. Trong đó, Quân khu 7 xây tặng 5 căn; UBND tỉnh, huyện 10 căn; Bộ tư lệnh TP. Hồ Chí Minh 10 căn; chùa Vĩnh Nghiêm TP. Hồ Chí Minh 5 căn. Trị giá mỗi căn hơn 100 triệu đồng. Nhà được thiết kế theo lối khu dân cư hiện đại nên đẹp. Tiêu chí của những hộ được cấp nhà là: Những người khó khăn về nhà ở, tự nguyện lên biên giới. Đối tượng thứ hai là ưu tiên cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên. Thứ ba là chế độ chính sách.
Không biết những hộ nơi đây có cuộc sống như thế nào nên tôi hỏi chốt trưởng:
- Những hộ dân cư ở đây chủ yếu làm công việc gì? Có gặp khó khăn không em?
- Dạ, có hộ đang nhận lô cao su để cạo khoán. Có hộ thì ra trung tâm làm công nhân các nhà máy… Ở đây cũng nhiều khó khăn vì chưa có đất để canh tác, chưa có khu chăn nuôi tập trung, y tế còn thiếu. Khu dân cư xa cách trung tâm huyện khoảng 8km.
- Vậy trẻ em đi học thế nào?
- Dạ, trẻ đi học điểm trường của xã cách 4km, ra xã học cách khoảng 10km. Điều các hộ thích nhất là điện, nước đầy đủ và đường đi lại dễ dàng.
- Vậy chốt trưởng và các hộ dân ở đây mong muốn điều gì cho đời sống được cải thiện ổn định hơn để họ góp phần bảo vệ sự bình yên vùng biên?
- Dạ, mong là sẽ có đất để canh tác và khu chăn nuôi riêng. Chứ như căn hộ đầu dãy nhà mà cô thấy nuôi dê và gà, vịt như vậy không ổn, ảnh hưởng đến môi trường, đây chỉ là đang tạm thời thôi. Định hướng sắp tới sẽ xây thêm 20 căn nhà nữa.
Trời lại lất phất mưa. Chúng tôi tạm chia tay chốt trưởng thân thiện, nhiệt tình, đáng yêu. Hẹn ngày nào đó có dịp lên vùng biên chúng tôi lại ghé thăm.
Tôi cảm nhận cuộc sống nơi đây của các hộ tuy còn nhiều khó khăn nhưng điều đáng quý ở khu dân cư liền kề này là nếp sống văn minh sạch đẹp, nhà cửa khang trang. Quan trọng họ là những người có tình yêu quá lớn với vùng biên, họ ý thức được trách nhiệm là kề vai sát cánh cùng chốt dân quân, Đại đội 10 Bù Đốp và các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn để bảo vệ sự bình yên cho biên giới thân yêu của Tổ quốc.
Ngọc Dung