搜索

【nhận định kèo góc hôm nay】Bài 1: Kỳ vọng hình thành nhiều "đầu tàu" trong ngành nông nghiệp

发表于 2025-01-10 22:49:46 来源:88Point

bai 1 ky vong hinh thanh nhieu quotdau tauquot trong nganh nong nghiep

Thời gian qua,àiKỳvọnghìnhthànhnhiềuampquotđầutàuampquottrongngànhnôngnghiệnhận định kèo góc hôm nay Tập đoàn Vingroup là một trong những "đai gia" tích cực đầu tư vào nông nghiệp Ảnh: Nguyễn Thanh

Đi đầu của khu vực DN tư nhân là các tập đoàn lớn, với những gương mặt doanh nhân đã lọt vào danh sách tỷ phú đô la theo xếp hạng của Tạp chí Forbes như ông Phạm Nhật Vượng- Chủ tịch tập đoàn Vingroup; bà Nguyễn Thị Phương Thảo- Tổng giám đốc VietJet Air; ông Trần Bá Dương- Chủ tịch Công ty cổ phần ôtô Trường Hải; ông Trần Đình Long-Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát...

Không chỉ tăng nhanh về quy mô, nhiều tập đoàn đã nhanh chóng tìm kiếm cơ hội phát triển bằng việc mở rộng lĩnh vực đầu tư thành các tập đoàn đa ngành. Những bước đi này cho thấy, DN tư nhân Việt Nam đã có bước trưởng thành nhanh chóng và đang dần nắm giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế.

Bài 1: Kỳ vọng hình thành nhiều“đầu tàu” trong ngành nông nghiệp


Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực có tính then chốt, đã giúp DN tạo dựng tên tuổi, có chỗ đứng trên thương trường, hàng loạt “đại gia” thuộc nhiều lĩnh vực đã dồn vốn đầu tư vào nông nghiệp. Điều này cho thấy khát vọng các DN, tập đoàn tư nhân trong nước muốn đẩy mạnh phát triển lĩnh vực được coi là “trụ đỡ” của nền kinh tế, không để cho các đối thủ nước ngoài chiếm trọn cơ hội ở mảng kinh doanh quan trọng này. Nền kinh tế đang kỳ vọng sớm hình thành những tập đoàn “đầu tàu”, đưa nông nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới, vững vàng cạnh tranh trong hội nhập.

Dấu ấn những tập đoàn lớn


Từ khoảng năm 2015 đến nay, lĩnh vực nông nghiệp chứng kiến khá nhiều “đại gia” tham gia đầu tư.

Năm 2015, Tập đoàn Hòa Phát (với lĩnh vực chính từng biết đến là thép, bất động sản) bất ngờ cho ra đời Công ty Thương mại và Sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát, tổng vốn điều lệ 300 tỷ đồng, chuyên sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Giữa năm 2016, tập đoàn này lại nhập 500 con lợn giống về nuôi, nhằm phát triển lĩnh vực mới.


Giữa tâm bão thực phẩm bẩn năm 2015, Tập đoàn Vingroup (lĩnh vực kinh doanh là bất động sản, thương mại) cũng chính thức bước vào “cuộc chơi” nông nghiệp theo hướng chuyên cung cấp nguồn thực phẩm sạch với thương hiệu VinEco.


Cũng trong năm 2015, Masan (chuyên về hàng thực phẩm) thể hiện rõ sự quan tâm tới lĩnh vực thức ăn chăn nuôi thông qua cách thâu tóm các DN nhỏ trong lĩnh vực này.


Ngoài các tên tuổi kể trên, những cái tên như Tập đoàn FPT hay Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) lại chọn cách riêng để thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp. Nếu như FPT tích cực đầu tư, phát triển các giải pháp công nghệ thông minh ứng dụng trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho các DN làm nông nghiệp công nghệ cao thì Thaco lại chọn cách hỗ trợ cho ngành nông nghiệp thông qua những lĩnh vực chính mình đang có như: Cơ khí, logistic, hạ tầng nông nghiệp...


Điển hình, đầu năm 2017, Thaco- vốn vẫn chuyên về sản xuất ô tô đã kết nối, hợp tác với Công ty Lộc Trời (DN chuyên sản xuất lúa gạo) triển khai dự án Công nghiệp hóa nông nghiệp và vận hành chuỗi khép kín sản xuất, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, phân phối tại Thái Bình. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7.800 tỷ đồng. Vào ngày 21/2/2018 vừa qua, nhà máy sản xuất máy nông nghiệp quy mô lớn nhất nước với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng đã được Thaco khánh thành tại Khu phức hợp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, Quảng Nam. Thaco đặt mục tiêu đạt 7% thị phần vào năm 2018 với 500 máy kéo và 38% thị phần vào năm 2026 với 2.100 máy kéo… Một số DN khác cũng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào nông nghiệp như: TH True milk và Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) mở rộng đầu tư trang trại chăn nuôi; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư chăn nuôi bò...


Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, năm 2017 là năm đặc biệt, lần đầu tiên sau nhiều năm, số DN mở rộng đầu tư vào nông nghiệp tăng lên rất nhiều.


Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Bộ NN&PTNT cho rằng: Đây tín hiệu khá tích cực không chỉ với riêng ngành nông nghiệp mà còn là với nền kinh tế-xã hội nói chung.


“Các DN đầu tư vào một trong những lĩnh vực lợi thế của đất nước, chuyển hướng sang sản xuất thay vì đầu tư vào các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản… Điều này không chỉ giúp nâng cao nền tảng sản xuất mà còn tạo thêm công văn việc làm, tạo ra giá trị gia tăng mới…”, ông Tuấn nói.


Tại sao nhiều DN lớn lại lựa chọn nông nghiệp là mảnh đất màu mỡ để đầu tư ngoài ngành ở giai đoạn hiện nay? Theo ông Tuấn, các DN nhìn thấy lợi thế trong nông nghiệp. Hiện nay, có những chính sách đang hướng DN vào khu vực sản xuất nhiều hơn. Riêng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, có khá nhiều chính sách ưu đãi. Một số DN tư nhân nội địa đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn là vì tinh thần dân tộc.


Theo một số chuyên gia, thời gian qua, nói tới điểm thu hút của lĩnh vực nông nghiệp không thể bỏ qua các cơ chế ưu đãi về mặt tài chính. Ngay từ cuối tháng 5/2014, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1050/QĐ-NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp với một số cơ chế đặc thù như: Lãi suất cho vay chương trình thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1-1,5%/năm; mức cho vay lên đến 90% giá trị của phương án, dự án vay vốn; ngân hàng có thể xem xét cho vay các thành viên tham gia liên kết không có bảo đảm bằng tài sản nếu kiểm soát được dòng tiền của chuỗi liên kết...

Mới đây, vào cuối tháng 4/2017, Ngân hàng Nhà nước lại ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN về Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch để thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ với gói tín dụng 100.000 tỷ đồng. Số vốn này sẽ được giải ngân với lãi suất thấp hơn 0,5%-1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường.


Ngay từ thời điểm năm 2015, khi chính thức “lấn sân” vào lĩnh vực nông nghiệp, chính đại diện Tập đoàn Hoà Phát cũng khẳng định: Tập đoàn Hòa Phát đầu tư vào nông nghiệp không phải là chạy theo “mốt”. Sau quá trình nghiên cứu nhiều năm, DN xác định thấy thời điểm chín muồi về thị trường cũng như tài chính để tham gia vào ngành thức ăn chăn nuôi, với mục tiêu giành 10% thị phần trong 10 năm tới.


Đầu tàu “dẫn dắt”


Hàng tỷ USD được các DN đầu tư vào nông nghiệp. Điều được chờ đợi là kết quả.


TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho hay: Bước đầu, việc nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp đã giúp manh nha hình thành nên một số chuỗi sản xuất, một số vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, thậm chí đáp ứng những tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. “DN cũng ghi nhận lợi nhuận chứ không phải thừa tiền mới đem đi đầu tư nông nghiệp. Nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp tìm được thị trường tiêu thụ rất tốt trong điều kiện thị trường nông nghiệp cực kỳ rộng mở. DN thậm chí không có đủ hàng để bán khi đưa ra các sản phẩm mới với công nghệ mới, giá cạnh tranh”, ông Tuấn nói.


Cũng theo ông Tuấn, với xu hướng đầu tư ngoài ngành của những “đại gia” tên tuổi vào lĩnh vực nông nghiệp, kỳ vọng lớn đặt ra là những DN này có thể trở thành các DN “đầu tàu” dẫn dắt giúp ngành nông nghiệp tạo ra nhiều chuỗi giá trị, “chơi” theo chuẩn quốc tế. Nếu làm được điều này, chắc chắn nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển lên một tầm mới.


Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, để giữ chân DN và tạo dựng lòng tin, trước hết phải tập trung cải cách hành chính. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước phải xác định đồng hành với DN, DN khó ở đâu cùng gỡ ở đó, nhất là vấn đề thị trường. Không chỉ riêng Bộ Công Thương mà kể cả Bộ NN&PTNT cũng phải tập trung cùng DN thực hiện chủ trương của Chính phủ tháo gỡ vấn đề thị trường.

Ở đây có hai khối thị trường là thị trường nước ngoài và thị trường nội địa. Với nội địa, phải coi thị trường nội địa với 93 triệu dân là thị trường cần phục vụ và khai thác vì thị trường này đang có tốc độ phát triển nhanh. Tại thị trường nước ngoài, cần tập trung khai thác những lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, những nội dung, quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.


“Với những biện pháp đó, chúng tôi mong là không phải “níu giữ” nữa mà là động viên, khuyến khích nhiều DN đầu tư vào ngành hơn. Các DN sẽ cùng bàn với địa phương về phát triển hợp tác xã kiểu mới trở thành trụ cột liên kết với hơn 10 triệu hộ nông dân, thực hiện được tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuỗi giá trị khép kín từ nguyên liệu, chế biến đến phát triển thị trường”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Bài 2: Sinh sau và tham vọng dẫn đầu

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【nhận định kèo góc hôm nay】Bài 1: Kỳ vọng hình thành nhiều "đầu tàu" trong ngành nông nghiệp,88Point   sitemap

回顶部