【giao hữu quốc tế u19】Đã đến lúc nông sản đi thẳng vào Trung Quốc bằng đường biển, đường hàng không

时间:2025-01-13 09:38:12来源:88Point 作者:Cúp C1
Lạng Sơn: Năng lực thông quan hàng nông sản chỉ đạt 100 xe/ngày
Lạng Sơn: Ưu tiên thông quan nhanh các mặt hàng hoa quả không bảo quản lạnh
Giải pháp nào tháo gỡ ách tắc nông sản tại Lạng Sơn?ĐãđếnlúcnôngsảnđithẳngvàoTrungQuốcbằngđườngbiểnđườnghàngkhôgiao hữu quốc tế u19
Ùn ứ nông sản sang Trung Quốc lần này là nghiêm trọng nhất
Toàn cảnh toạ đàm
Toàn cảnh toạ đàm

Phát biểu tại Toạ đàm “Chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp, chinh phục thị trường nông sản thế giới 2022” tổ chức ngày 22/12/2021, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam cho biết, trước đây, ùn tắc cao điểm cũng chỉ 400-500 container. Ùn tắc năm nay nghiêm trọng nhất (hơn 600 container) và là điều cảnh tỉnh đến chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp (Ban Kinh tế Trung ương) bày tỏ quan điểm, từ câu chuyện ùn tắc nông sản nghiêm trọng hiện tại, Việt Nam phải điều chỉnh lại quan hệ thương mại với Trung Quốc, thay đổi tư duy “win-win” (cùng có lợi).

"Hiện, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều về chính sách tiêu thụ nông sản, không chỉ xuất khẩu tiểu ngạch mà còn cả xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu qua đường biển… Chúng ta cần nhận diện rõ vấn đề này và thay đổi, nếu không tình trạng nông sản ùn ứ sẽ còn tiếp diễn", ông Tiến cảnh báo.

Chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT) phân tích, trước đây, việc ùn tắc thường chỉ xảy ra với thanh long, dưa hấu hoặc chuối, nhưng hiện nay tất cả các mặt hàng đều không qua được biên giới.

“Thị trường Trung Quốc đã thực sự thay đổi, không còn là thị trường “dễ tính” như trước. Việt Nam cần nâng cao năng lực chuỗi kết nối, tiêu thụ nông sản. Đã đến lúc cần đi thẳng vào thị trường nội địa của Trung Quốc bằng đường hàng không, đường biển chứ không chỉ đi qua đường bộ như hiện tại", ông Sơn đề xuất.

Từ góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagico cho biết, kinh nghiệm từng giao thương với các thương lái Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc không thích nhập khẩu theo đường tiểu ngạch nữa.

2915-73057084-420738068628203-1089658405863292928-n
Tính đến ngày 21/12/2021, tổng lượng hàng hóa tồn tại các cửa khẩu khoảng 6.200 xe. Ảnh: H.Nụ

Trong bối cảnh nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị ùn ứ kéo dài như hiện nay càng thấy được sự cần thiết của xuất khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, việc xây dựng mã số vùng trồng theo Luật Trồng trọt đến nay vẫn chưa thực thi. Nếu không làm được điều này, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ còn vô cùng khó khăn.

Đề cập rộng ra các thị trường khác ngoài Trung Quốc, theo bà Thành Thực, năm nay, xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ khá ấn tượng, cần thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa. Đây là thị trường cao cấp mang tính quyết định, quan trọng, thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp của Việt Nam.

Vị doanh nhân này cho rằng, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thời gian tới, cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu mang tính thực tế hơn. Hiện nay, thương lái vẫn phải đi tới từng vùng nguyên liệu để nắm tình hình thực tế, còn dữ liệu của các ban ngành chức năng không sử dụng được.

Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, ngoài Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương còn có vai trò vô cùng quan trọng của Bộ Ngoại giao.

“Làm thế nào để đại sứ quán các nước thường xuyên tổ chức sự kiện giới thiệu nông sản, kết nối với hiệp hội doanh nghiệp làm sự kiện, giới thiệu sản phẩm của 63 tỉnh, thành. Đây sẽ là con đường ngắn nhất đưa nông sản Việt Nam vào thị trường thế giới”, bà Thành Thực nhấn mạnh.

Theo Tổng cục Hải quan, thời gian gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc xuất hiện tình trạng ùn tắc lượng lớn hàng hóa chờ xuất khẩu.

Thống kê cho thấy, tính đến ngày 21/12/2021, tổng lượng hàng hóa tồn tại các cửa khẩu khoảng 6.200 xe, tương đương khoảng 12.000 người (gồm lái xe chính và lái xe phụ) đang tập trung tại các khu vực cửa khẩu.

Nguyên nhân việc ùn tắc hàng nông sản tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh là do phía Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng lái xe hàng hóa qua lại khu vực biên giới bị hạn chế, có những cửa khẩu chỉ đáp ứng 20- 25% so với lưu lượng thông quan hàng hóa so với bình thường.

相关内容
推荐内容