【chivas – tigres】Khởi động đánh giá chi tiêu công 2014
Với mục tiêu để có thêm căn cứ xây dựng chính sách cũng như chương trình hành động mang lại hiệu quả cao hơn, việc xây dựng Báo cáo Đánh giá CTC 2014 đã chính thức được khởi động và kỳ vọng trở thành phương tiện tăng cường năng lực phân tích CTC của Chính phủ Việt Nam.
Đánh giá các vấn đề bức xúc
Đánh giá CTC là một trong các hoạt động quan trọng nhằm xác định kết quả cũng như các mặt hạn chế trong quản lý CTC của Chính phủ. Thông qua đánh giá CTC, Chính phủ sẽ có thêm căn cứ để xây dựng chính sách cũng như chương trình hành động đúng đắn hơn, mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt là xử lý tốt hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với giảm nghèo và hội nhập quốc tế. Với những kết quả Đánh giá CTC năm 1996, 2000 và 2004, tháng 5-2014, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị có liên quan tiến hành xây dựng Báo cáo “Đánh giá CTC Việt Nam năm 2014”.
Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp cho biết, tuy mới bắt đầu khởi động, song, thời gian qua, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng thế giới (WB) thực hiện được một số nội dung quan trọng như: Xây dựng Dự thảo đề cương báo cáo (gồm Tổng quan chung; CTC của các ngành; CTC của các địa phương); Thảo luận và thống nhất về yêu cầu số liệu, công tác cập nhật, thu thập, phân loại số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng Báo cáo; Xây dựng lộ trình, các bước triển khai các nội dung của Báo cáo Đánh giá CTC, phân công nhiệm vụ giữa hai bên đã được thảo luận và thống nhất.
Với vai trò là đại diện đối tác phối hợp thực hiện Báo cáo, bà Victoria Kwakwa - Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam đánh giá, việc khởi động đánh giá CTC là một bước đi quan trọng của Chính phủ Việt Nam trong một thời điểm quan trọng.
Bà Kwakwa cho rằng, đánh giá CTC do Chính phủ Việt Nam đứng ra chủ trì sẽ góp phần giúp kết quả đánh giá trở nên phù hợp, được tin cậy hơn, đồng thời cũng là cách để đảm bảo những khuyến nghị đưa ra được triển khai hiệu quả trong thực tiễn. Đánh giá CTC cần phải tập trung vào một số vấn đề chính sách tài chính công quan trọng nhất.
Kế hoạch thực hiện đánh giá - Tháng 9-2014: Đoàn công tác và hội thảo khởi động nhằm thống nhất đề cương đánh giá cho từng chương. - Tháng 10-2014:Phê duyệt tài liệu ý tưởng. - Tháng 10-2014: Hoàn thành thu thập dữ liệu dự kiến hoàn tất. - Tháng 10-2014: Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển cùng chuẩn bị các đánh giá nền. - Tháng 11-2014: Đoàn công tác rà soát dự thảo sơ bộ và thống nhất công việc tiếp theo. - Tháng 11-2014 đến tháng 1-2015: Hoàn thiện dự thảo ban đầu. - Tháng 2-2015: Đoàn công tác rà soát dự thảo sửa đổi và thống nhất về các bước hoàn thiện. - Tháng 4-2015: Hoàn thiện dự thảo các đánh giá nền và xây dựng báo cáo tổng hợp. - Tháng 5-2015: Trình báo cáo tổng hợp lên Thủ tướng Chính phủ (phía Chính phủ) và đánh giá thẩm định báo cáo (phía WB). |
Qua tổng hợp của WB, những vấn đề bức xúc nhất của chính sách tài chính công tại Việt Nam hiện nay có thể kể tới: Áp lực tài khóa do tăng thu chậm lại, nhu cầu tái phân bổ cho các ưu tiên mới; hiệu suất chi tiêu tại các ngành hoặc các dự án đầu tư cụ thể; trách nhiệm giải trình và kết quả đạt được của một hệ thống ngân sách phân cấp.
Đánh giá CTC lần này cần đề cập đến những vấn đề bức xúc nhất, đồng thời xác định ra các vấn đề khác cần được nghiên cứu thêm trong những năm tới; được coi là phương tiện nhằm tăng cường năng lực trong Chính phủ để thực hiện phân tích CTC. Đánh giá CTC còn là tiền đề cho hầu hết những cải cách sắp tới như sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, quy định cho Thời kỳ ổn định 2016-2020 và các mốc quan trọng khác.
Chính phủ không nên đợi 10 năm mới thực hiện Đánh giá CTC và nên coi đây là một hoạt động cốt lõi trong các chức năng về tài chính công của Chính phủ - Giám đốc WB tại Việt Nam khuyến nghị.
Hợp tác chặt chẽ
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, Báo cáo Đánh giá CTC lần này được xây dựng với 3 nội dung cơ bản gồm: Đánh giá tổng quan về CTC; Đánh giá CTC cho 5 lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam là giao thông, nông nghiệp, y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, để đánh giá chính sách CTC cấp chính quyền địa phương, 5 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trong cả nước đã được lựa chọn để thực hiện việc nghiên cứu (Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Nam, TP.HCM, Cần Thơ). Dự kiến, đến tháng 5-2014, Báo cáo sẽ được hoàn tất và trình Thủ tướng Chính phủ đồng thời WB cũng đưa ra đánh giá thẩm định bản Báo cáo này.
Nêu ra giải pháp để xây dựng thành công Báo cáo Đánh giá CTC 2014, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Công Nghiệp cho rằng: Trong quá trình xây dựng Báo cáo, các cơ quan của Chính phủ cùng với WB và các nhà tài trợ cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau từ khâu khảo sát, xây dựng đề cương, chuẩn bị số liệu đến xây dựng chương trình triển khai đánh giá, thực hiện đánh giá chuyên đề, tổng hợp Báo cáo.
Đồng quan điểm, bà Kwakwa nhận định: Đây là nhiệm vụ được người có thẩm quyền cao nhất trong Chính phủ giao phó, vì vậy, không chỉ là hoạt động riêng của Bộ Tài chính mà đòi hỏi sự tích cực tham gia từ phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ chủ quản và chính quyền các địa phương. Từ phía WB và các đối tác phát triển khác, bà Kwakwa đại diện cam kết, sẵn sàng hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam thông qua việc đem đến những chuyên môn kỹ thuật để giúp đánh giá các vấn đề về chính sách tài chính công, cũng có thể đem lại kinh nghiệm và quan điểm quốc tế để cung cấp thông tin cho đánh giá CTC.
Ông Nông Văn Hưng- Giám đốc Sở Tài chính Lào Cai: Đề nghị xem xét tiêu đề Báo cáo Đánh giá CTC là của năm 2014 hay của cả giai đoạn vì thực chất những yêu cầu số liệu và các nội dung đánh giá đều mang tính giai đoạn. Ngoài ra, cũng cần xem xét lại các chỉ tiêu về hiệu suất và hiệu quả của khu vực công và các yếu tổ có thể giải thích về hiệu suất đó. Với cách phân bổ và sử dụng ngân sách như hiện nay, chỉ có thể đánh giá được hiệu quả CTC đối với một số lĩnh vực cụ thể như xây dựng đường giao thông, kênh mương thủy lợi, số lượng trẻ em được đến lớp học, số lượt người được khám chữa bệnh... còn lại hầu hết không thể đánh giá được hiệu quả cụ thể, vì vậy không thể đánh giá hiệu quả CTC nói chung. Bà Nguyễn Thị Thương Huyền - Phó Giám đốc Sở Tài chính Hải Phòng: Một vấn đề cần ưu tiên khi đánh giá CTC là sửa đổi các chính sách tài chính. Một trong số đó là việc xem xét, quy định cụ thể và rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong quy trình ngân sách, bảo đảm quyền tự chủ của cấp dưới gắn liền với tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phương nhằm thực hiện nghiêm Luật Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử nhằm bảo đảm tính hiệu quả của quản lý ngân sách; tăng cường trách nhiệm giải trình của mỗi cấp chính quyền trong quản lý ngân sách không chỉ với cấp trên mà trước hết là với Hội đồng nhân dân và người dân ở địa phương đó. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/248f798825.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。