Tâm điểm dồn về Long Thành Liên tục trong những ngày gần đây,ẩntrọngvớisốtđấtăntheosiêusânbayLongThàtruc tiep real trên các trang mạng và diễn đàn môi giới bất động sảnnhan nhản những lời rao bán nhà đất hấp dẫn như: “Bán đất giá rẻ tại huyện Long Thành, diện tích 5x24, giá chỉ từ 270 triệu đồng, đầu tưnhanh chóng, dễ sinh lời”... Để thêm tính thuyết phục, một số nhân viên môi giới còn đăng kèm hình ảnh những buổi mở bán tấp nập, đoàn xe chở khách tới dự kéo dài hàng cây số. Có mặt tại điểm nóng Long Thành cuối tuần qua, phóng viên Báo Đầu tư ghi nhận nhộn nhịp hơn so với thời điểm trước. Nếu như 3 tháng trước đây là sự vắng lặng tại những văn phòng công chứng, sàn giao dịch bất động sản, thì thời điểm hiện tại, các văn phòng công chứng đã tấp nập hơn và những công ty môi giới trên địa bàn luôn có khách ra vào. Trên thực tế, không chỉ các nhà đầu tư nhỏ lẻ sục sạo khắp khu vực, mà nhiều doanh nghiệpđịa ốc cũng “nhanh chân” về đây săn quỹ đất tại các khu vực quanh sân bay Long Thành để phát triển dự án. Cụ thể, từ tháng 8/2019, Công ty Hà An (Công ty con của Tập đoàn Đất Xanh) đã tham gia đấu giámột khu đất có quy mô 92 ha tại Long Thành. Sau khi trúng đấu giá, Tập đoàn Đất Xanh đã triển khai thành Dự án Gem Sky World với quy mô 4.026 sản phẩm nhà phố, biệt thự và shophouse, với tổng vốn đầu tư được công bố là 5.725 tỷ đồng. Cũng tại Long Thành, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi (thành viên của Kim Oanh Group) đang triển khai Dự án Khu đô thị Century City với các sản phẩm là shophouse, đất nền, nhà phố, nhà liên kế vườn, biệt thự và khu căn hộ cao tầng. Ngoài Long Thành, các khu vực lân cận như Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết… cũng chứng kiến làn sóng đầu tư của hàng loạt tên tuổi lớn. Tính đến thời điểm này, hầu hết các nhà phát triển bất động sản hàng đầu đều tiếp cận và nắm giữ quỹ đất tại các khu vực trên như Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh, Nam Long..., trong đó có nhiều dự án quy mô lớn với nguồn vốn đầu tư dự kiến lên đến hàng tỷ USD. Dưới góc độ là nhà nghiên cứu thị trường, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam chia sẻ, không phải cứ dự án nào ở gần sân bay là có tiềm năng phát triển tốt. Bởi khi sân bay được hình thành, hạ tầng kết nối liên kết vùng hoàn thiện thì việc khách du lịch xuống sân bay rồi chạy thẳng ra Bà Rịa - Vũng Tàu và các nơi khác là bình thường. “Việc các doanh nghiệp bất động sản di chuyển ra vùng ven không phải là xu hướng mới. Nơi nào có quỹ đất tốt, nhu cầu khách hàng có, có khả năng bán hàng thì chủ đầu tư sẽ đầu tư vào. Dự báo xu hướng này còn tiếp diễn trong năm 2021”, ông Kiệt nói. Nhà đầu tư nên cẩn trọng Sau thời gian “hạ nhiệt”, thông tin sân bay quốc tế Long Thành chính thức được khởi công xây dựng đã tạo ra cú huých mạnh cho thị trường bất động sản nơi đây. Hiện khu vực này đã nhộn nhịp trở lại, giá đất tăng mạnh. Theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, sân bay Long Thành cùng với hàng hoạt trục giao thông kết nối với các khu vực đô thị, kinh tếkhác, chắc chắn sẽ tạo động lực phát triển kinh tế mạnh ở khu vực này. Thêm nữa, việc phát triển cảng hàng không quốc tế sẽ dẫn đến phát triển các dự án thành phần để hỗ trợ hoạt động hàng không như kho bãi, dịch vụ và đô thị vệ tinh… làm tăng nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên, không phải cứ có đường, có sân bay là bất động sản sẽ tăng, mà điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một dự án có thể nằm sát sân bay, nhưng không được đầu tư bài bản, không tạo ra được hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không thu hút được người dân về ở thì vẫn không tạo được giá trị gia tăng. “Mặc dù xác định thời gian tới, thị trường bất động sản vùng ven sẽ sôi động, nhưng cơ hội thật sự còn tùy thuộc vào vị trí dự án, tư duy của các nhà phát triển bất động sản ra sao. Chỉ những dự án nào đáp ứng được nhu cầu thật về nhà ở, tạo được giá trị cho bất động sản mới có nhiều cơ hội, còn lại vẫn tiềm ẩn rủi ro”, ông Phúc nói. Lời cảnh báo của ông Phúc không phải không có lý. Trong thời gian “ăn theo” sức nóng của sân bay Long Thành, đã xảy ra hàng loạt vụ việc liên quan đến dự án ma, dự án chưa đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn huy động vốn của khách hàng. Cuối cùng, tiền đã đóng nhưng khách hàng mãi vẫn không nhận được đất. Tiêu biểu có thể kể đến vụ việc diễn ra tại Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba, vẽ ra 58 dự án bất động sản không có thật tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận. Sau đó tự phân lô, tách thửa trái quy định của pháp luật để bán cho 3.924 bị hại, chiếm đoạt 2.372 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Hậu, CEO Asian Holding cho rằng, các nhà đầu tư cần tham khảo thông tin quy hoạch đầy đủ và chỉ nên đầu tư và các dự án đô thị đã được phê duyệt đúng quy định. |