Quy định nhà nước độc quyền còn quá rộng Chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tám vào tháng 10 tới,ầncơchếhuyđộngnguồnlựcxãhộivàongànhđiệtin tức bong đá Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi (Dự thảo) vừa được đặt lên bàn nghị sự của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong Phiên họp thứ 36. Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài cho biết, Dự thảo gồm 9 chương với 121 điều, trong đó bổ sung 59 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầuchủ đầu tưcác dự ánnguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, các chính sách về năng luợng tái tạo (điện mặt trời, điện gió), năng luợng mới với điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp (như hydrogen). Nội dung được bổ sung còn có quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị truờng điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần… “Các quy định tại Dự thảo được xây dựng trên cơ sở rà soát, đánh giá nhằm khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật liên quan và các vấn đề cụ thể mà các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đã chỉ ra; đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc kiểm soát quyền lực phòng, chống tham những, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ”, tờ trình dự án luật nêu rõ. Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cho hay, Dự thảo đã tách các thủ tục hành chính phức tạp hiện nay thành các thủ tục hành chính riêng biệt, phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó đạt mục tiêu đơn giản hóa thủ tục, công khai, minh bạch và cắt giảm chi phí tuân thủ cho tổ chức tham gia hoạt động điện lực. Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) như đề xuất của Chính phủ. Liên quan đến chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực, khoản 4, Điều 5 của Dự thảo quy định, xóa bỏ mọi độc quyền, rào cản bất hợp lý, thực hiện xã hội hóa tối đa trong đầu tư, khai thác sử dụng dịch vụ cơ sở vật chất của hệ thống truyền tải điện quốc gia trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh. Khoản 4 cũng quy định, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng công trình nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được vận hành lưới điện do mình đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật. Theo khoản 5, Điều 5 của Dự thảo, Nhà nước độc quyền đầu tư các dự án nhà máy thủy điện đa mục tiêu, các dự án nguồn điện khẩn cấp, lưới điện khẩn cấp… Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng, quy định này là quá rộng. Trong bối cảnh nguồn lực công còn hạn chế, nhu cầu sử dụng điện lại cao, cần có cơ chế để huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư ở những hoạt động không bắt buộc Nhà nước phải độc quyền. Việc quy định quá rộng các hoạt động mà Nhà nước độc quyền sẽ làm hạn chế cơ hội huy động nguồn lực xã hội để phát triển điện lực, vì vậy cần rà soát lại quy định này. Quốc hội mới quyết định thời điểm thông qua. - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Chính phủ quyết tâm trình Quốc hội Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi tại một kỳ họp theo quy trình rút gọn, trong khi nội dung sửa đổi là tổng thể, gồm 6 nhóm chính sách lớn rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến sinh hoạt của người dân, hoạt động sản xuất - kinh doanh, thị trường điện, giá điện, đảm bảo an toàn quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ điện. Mong muốn của Thủ tướng Chính phủ cũng là giải quyết những ách tắc hiện nay một cách nhanh nhất để đảm bảo phát triển nguồn và lưới điện, thúc đẩy quá trình hoàn thiện thị trường năng lượng cạnh tranh. Về thời gian, cần bàn bạc, cân nhắc kỹ, từ đây tới Kỳ họp thứ tám còn hơn 2 tháng nữa. Quốc hội mới quyết định cho thông qua Dự thảo tại một kỳ họp này hay hai kỳ họp, chứ không phải là Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |