Theâydựngvănhoásửdụngrượket qua ngoai hang yo đó, trong năm 2017, toàn quốc ghi nhận 148 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.087 người mắc, 3.908 người đi viện và 24 trường hợp tử vong. So với năm 2016, số vụ giảm 26 vụ (14,9%), số mắc giảm 467 người (10,3%), số đi viện giảm 70 người (1,8%), tuy nhiên số tử vong tăng 12 người. Nguyên nhân tử vong tăng chủ yếu là do ngộ độc methanol trong rượu (11 người), độc tố tự nhiên (10 người, do cóc, cá nóc, sò biển), 3 trường hợp còn lại chưa xác định được nguyên nhân.
Do là loại đồ uống quá phổ biến ở mọi nơi, dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đang nhận được sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp trong xã hội.
Vấn đề là ở chỗ mọi quy định đặt ra sẽ chỉ điều chỉnh được lượng bia, rượu được sản xuất và tiêu thụ chính thức trên thị trường. Ở Việt Nam, theo ước lượng cuả nhiều tổ chức nghiên cứu thị trường, khoảng 28% sản lượng bia, rượu tiêu thụ trên thị trường là bất hợp pháp, trong đó mỗi năm còn có khoảng 200 triệu lít rượu nấu thủ công, rượu lậu không kiểm soát được chất lượng. Tổng giá trị của thị trường bia, rượu bất hợp pháp này lên tới 910 triệu USD. Ngân sách nhà nước bị thất thoát 441 triệu USD, chưa kể tiền túi của người dân, cộng với những tổn thất về sức khoẻ, thậm chí sinh mạng…
Điều đó có nghĩa là việc xây dựng luật hiện nay cần tập trung vào các vấn đề quản lý lượng rượu khổng lồ đang ngoài vòng kiểm soát; tăng cường việc thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến việc sản xuất kinh doanh và sử dụng rượu, bia; đẩy mạnh truyền thông nhằm thay đổi hành vi và xây dựng văn hóa uống rượu, bia.
Không thể phủ nhận rượu, bia là những phát minh lớn của nhân loại. Cổ ngữ có câu “Chúa Trời chỉ tạo ra nước, con người mới tạo ra rượu”. Sử dụng rượu, bia một cách đúng đắn - với sự giám sát, điều chỉnh kịp thời của nhà nước - chính là một trong những tiêu chí của xã hội văn minh.