Bình luận về dự thảo “đánh giá việc thực hiện cơ cấu khu vực DNNN,ầnTiếnCườngGiảiquyếtnhữngđiểmnghẽntrongtáicơcấbxh indonesia vai trò của kinh tế Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020; quan điểm, phương hướng của giai đoạn 2021-2030, kế hoạch 2021-2025”, TS Trần Tiến Cường, nguyên Trưởng Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định, trong giai đoạn 2010 – 2020, việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã ghi nhận những nỗ lực tích cực.
Cụ thể, về đổi mới thể chế và cơ chế, tạo khung khổ hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo hướng thị trường như: ban hành các văn bản điều chỉnh, giảm nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động; cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để tập trung vào sản xuất, dịch vụ công ích thiết yếu; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác…
Đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN thông qua cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, giảm vai trò DNNN ở những ngành nghề, lĩnh vực không cần đến sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Trần Tiến Cường cũng chỉ ra những điểm “nghẽn” kém hiệu quả trong việc triển khai tái cơ cấu DNNN.