Phát biểu tại tọa đàm "Xây dựng chính sách thu hút công nghệ cao để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và kỹ thuật số ở Việt Nam",ủtrươngxanhhóanềnkinhtếcầnsonghànhcùngtiếntrìnhchuyểnđổisốquốsoi keo sevilla Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, chính sách khí hậu và bảo vệ môi trường được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, coi là nhiệm vụ trọng tâm để góp phần phát triển nhanh và bền vững.
Tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải carbon trung tính vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này, Việt Nam đang từng bước chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, giảm nguyên liệu hóa thạch.
Theo Bộ trưởng, để đạt được các mục tiêu trên, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được xác định là giải pháp trọng tâm. Các chính sách, cơ chế, giải pháp của Việt Nam thời gian qua tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng 4.0.
Hiện Việt Nam đã ban hành 8 luật chuyên ngành về khoa học và công nghệ. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup ecosystem) đã hình thành và phát triển nhanh, đa dạng, gồm 79 cơ sở ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp, 40 tổ chức tăng tốc khởi nghiệp, 138 trường đại học có không gian sáng tạo dành cho sinh viên khởi nghiệp, 291 khu công nghiệp, 4 khu công nghệ cao quốc gia...
"Trong thế giới toàn cầu hóa và hội nhập, để phát triển một nền kinh tế xanh, Việt Nam rất cần tiếp cận với các kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài, trong đó có Hoa Kỳ", Bộ trưởng Bộ KH&CN nói.