Liên quan đến việc củng cố Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone),Ổnđịnhtàichínhlàvấnđềcốtlõiđốivớtwente – ajax Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CEPS, chuyên gia Daniel Gros cho rằng đề xuất này của ông Juncker thiếu cơ sở và sự gắn kết. Chủ tịch Juncker đã vạch ra một loạt quan điểm về việc củng cố Eurozone, trong đó trước hết cần đưa đồng euro trở thành đồng tiền chung của cả Liên minh châu Âu (EU) chứ không phải chỉ là đồng tiền của một số nước thành viên. Tuy nhiên, thực tế phần lớn các nước ngoài Eurozone ngày càng xa rời khu vực này. Hơn nữa, việc tạo áp lực hoặc đưa ra các ưu đãi nhằm khuyến khích các nước này gia nhập Eurozone sẽ không phát huy tác dụng. Sẽ không quốc gia nào từ bỏ đồng nội tệ theo yêu cầu của EC hoặc để đổi lấy một số gói trợ cấp từ ngân quỹ của EU. Các nước chỉ quyết định gia nhập Eurozone chỉ khi nào họ thấy lợi ích từ việc này. Theo chuyên gia Gros, vấn đề cốt lõi để đưa đồng euro trở thành đồng tiền chung của toàn châu Âu là cần làm cho Eurozone hoạt động tốt hơn và củng cố Liên minh ngân hàng. Tuy nhiên, liên quan đến những vấn đề này, các đề xuất của ông Juncker đang đi nhầm hướng. Lộ trình xây dựng một EU “đoàn kết, mạnh mẽ và dân chủ hơn” của ông Juncker xác định 3 vấn đề cải cách cơ bản Liên minh Kinh tế và Tài chính (EMU) trong EU: Chuyển đổi Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) thành Quỹ tiền tệ của EU; xây dựng ngân sách riêng cho Eurozone trong khuôn khổ ngân sách của EU; lập thêm vị trí Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính của Eurozone. ESM đã và đang hoạt động và thực hiện hầu hết các chức năng của Quỹ Tiền tệ châu Âu. Điều EC cần làm là xác định các yếu tố cần thiết trên thực tế để quá trình “chuyển đổi” này xảy ra. Việc đưa ra một số thay đổi nhỏ hay đặt tên mới cho một cơ chế đã và đang tồn tại sẽ không có nhiều ý nghĩa. Tương tự, việc Ủy viên EU phụ trách vấn đề Kinh tế và Tài chính bỗng dưng trở thành “Bộ trưởng” cũng không có nhiều tác dụng trừ khi nhân vật này được trao thêm quyền mới trong việc hoạch định và triển khai chính sách. Đề xuất này là không cần thiết và ít khả năng được các nước thành viên EU chấp nhận. Hiện EU không thiếu cơ chế để kết nối, đồng bộ hóa chính sách kinh tế của các nước thành viên song vấn đề là tác dụng của các cơ chế này vẫn còn hạn chế. Theo chuyên gia Gros, cuộc khủng hoảng nổ ra trong Eurozone giai đoạn trước cho thấy điểm yếu lớn nhất của khu vực này là việc đảm bảo ổn định về tài chính chứ không phải là việc thiếu ngân sách riêng hay không có Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế. Việc đưa ra các bước đi cụ thể nhằm củng cố sự ổn định của nền tài chính trong Eurozone mới thực sự là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa hơn đối với khu vực này. |