【kq bing da】Xử lý sở hữu chéo ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước quyết định kiểm soát đặc biệt SCB | |
Ngân hàng Nhà nước đã tính đến mục tiêu bình ổn lãi suất cho vay | |
Ngân hàng đã tăng mạnh vốn điều lệ,ửlýsởhữuchéongânhàkq bing da doanh nghiệp vẫn còn khó tiếp cận tín dụng |
NHNN cho rằng, áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế cần vốn để phục hồi. Ảnh: ST |
Áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng tăng cao
NHNN vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn, Nghị quyết số 63/2022/QH15 về Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực ngân hàng. Báo cáo nêu rõ, việc lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Quốc hội trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức.
NHNN chỉ ra 4 nguyên nhân của tình trạng trên, một là các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục đẩy nhanh tiến trình thu hẹp nới lỏng CSTT,điều chỉnh tăng lãi suất nhanh và mạnh; hai là ạm phát trong và ngoài nước có xu hướng gia tăng do giá nguyên vật liệu thế giới tăng, chi phí vận chuyển tăng, nguồn cung gián đoạn và tác động trễ của chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng từ năm 2020; ba là lãi suất cho vay đã giảm ở mức thấp và đang tăng trở lại chủ yếu do cầu tín dụng gia tăng khi kinh tế tăng trưởng trở lại, lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng; bốn là tỷ giá USD/VND có xu hướng gia tăng, gây sức ép lên lãi suất tiền VND.
Bên cạnh đó, NHNN cũng cho rằng, áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế cần vốn để phục hồi nhưng các nguồn vốn khác diễn biến không thuận lợi.
Cụ thể: Thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung cấp vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với cùng kỳ năm 2021 và kiều hối có xu hướng giảm. Tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống tài chính.
Theo NHNN, tính đến 26/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 11,58 triệu tỷ đồng, tăng 10,83% so với cuối năm 2021 - là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm gần đây, phù hợp với diễn biến phục hồi của nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về chính sách tiền tệ, tài khóa hỗ trợ phục hồi kinh tế vẫn còn khiêm tốn.
Đến cuối tháng 8/2022, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất đạt hơn 10.700 tỷ đồng đối với gần khoảng 580 khách hàng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 9.800 tỷ đồng.
Theo NHNN, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai là nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh vay vốn tại các ngân hàng nhưng không có đăng ký hộ kinh doanh nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ; vẫn còn tâm lý e ngại của các ngân hàng do một số chương trình hỗ trợ lãi suất trước đây vẫn chưa được quyết toán số tiền đã hỗ trợ.
Đặc biệt, chương trình có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nên các ngân hàng thương mại cần thận trọng, đảm bảo dòng tiền hỗ trợ được đến đúng đối tượng, đúng mục tiêu, an toàn và hiệu quả nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trong công tác thanh, quyết toán, kiểm toán. Hơn nữa, chính khách hàng, nhất là các doanh nghiệp cũng có tâm lý e ngại, do phải tuân thủ các thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Còn 1 cặp sở hữu chéo giữa ngân hàng – doanh nghiệp
Báo cáo của NHNN cũng cho hay, thời gian qua bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện xử lý vấn đề sở hữu chéo, sở hữu vượt giới hạn quy định, NHNN tiếp tục quan tâm xem xét, nhận diện và có giải pháp kiểm soát, quyết liệt xử lý vấn đề sở hữu chéo, vi phạm sở hữu cổ phần gắn với quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng.
Còn 1 cặp sở hữu chéo tại Ngân hàng ACB. |
Đối với sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp giảm, đến nay chỉ tại 1 ngân hàng thương mại cổ phần với 1 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau (tại thời điểm tháng 6/2012 có 56 cặp). Cụ thể, trường hợp này là tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu. Tỷ lệ sở hữu của ACB tại Công ty Bất động sản Hòa Phát - Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,05%. |
Các tổ chức tín dụng đã tích cực đẩy nhanh tiến độ xử lý các vi phạm về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu chéo thông qua chuyển nhượng, thoái vốn, sáp nhập, hợp nhất, mua lại... Theo đó, sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý có hiệu quả, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng đã được hạn chế và từng bước được kiểm soát.
Đến nay, các tổ chức tín dụng đã cơ bản xử lý, khắc phục một số vi phạm sở hữu cổ phần, sở hữu chéo. Theo đó, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đến nay đã được khắc phục.
NHNN cũng cho biết, việc xử lý sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định phát sinh trước khi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực chủ yếu còn tại các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, phụ thuộc vào lộ trình xử lý theo đề án của các tập đoàn và chỉ đạo của các bộ, ngành chủ quản.
Tuy nhiên, theo cơ quan này, thực tế việc xử lý vấn đề sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo vẫn rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo/sở hữu vượt mức quy định. Việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua điều tra, xác minh của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.
下一篇:200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
相关文章:
- Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- Dễ mắc trọng bệnh nếu ăn mì tôm mỗi ngày
- Cách nhận biết mỡ bẩn, dầu ăn kém chất lượng
- Tỉnh táo từ hoa quả nhập khẩu bằng đường xách tay
- Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- Nghi ăn 'sâm lạ' đào trong vườn nhà, người phụ nữ bị ngộ độc
- Không phát hiện được chất tạo nạc trong mẫu thịt kiểm nghiệm
- Tin tức cảnh báo nổi bật: Thực phẩm bẩn là nguyên nhân ung thu
- Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- 3 lý do bạn nên tẩy chay dép Crocs ‘thần thánh’
相关推荐:
- Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- Khăn tắm và sự thật khủng khiếp khiến bạn 'nổi da gà'
- Xử phạt gần 60 tỷ đồng các vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng
- Khách sạn Mường Thanh dùng bột chiên xù hết hạn 'đãi' khách
- NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- Bánh kẹo Trung Quốc tràn về nước tiêu thụ dịp Tết
- Cảnh giác với loại vàng trộn bằng bột kim loại lạ
- Masan chính thức lên tiếng khi bị tố nước mắm chứa hóa chất
- Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- Máy tính cầm tay giả tiềm ẩn nguy cơ với người dùng
- Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng