【thứ hạng của macarthur fc】Ông bà "nhà người ta": U90 vẫn là chủ tịch, CEO công ty nghìn tỷ đồng
Nhắc đến Warren Buffett,ÔngbàquotnhàngườitaquotUvẫnlàchủtịchCEOcôngtynghìntỷđồthứ hạng của macarthur fc ai cũng biết vị tỷ phú và nhà từ thiện nổi tiếng thế giới. Ở độ tuổi 93, ông vẫn điều hành hoạt động kinh doanhcủa quỹ đầu tư Berkshire với giá trị vốn hóa hơn 795 tỷ USD.
Tại Việt Nam, xuất hiện những vị tỷ phú lớn tuổi như Warren Buffett. Dù thuộc thế hệ U90 nhưng họ vẫn giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc tại một số doanh nghiệplớn.
Chủ tịch Công ty cổ phần Sơn Á Đông
Theo thống kê, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Sơn Á Đông (mã chứng khoán: ADP) Nguyễn Thị Nhung là vị nữ chủ tịch lớn tuổi nhất hiện nay. Bà Nhung sinh năm 1941, năm nay 83 tuổi.
Bà Nhung được giới thiệu sinh ra tại tỉnh Đồng Tháp, có trình độ chuyên môn là đại học kinh tế.
Giai đoạn 1960-1966, bà công tác tại nhà máy Cao su sao vàng Hà Nội. Sau đó bà được cử đi thực tập sinh nước CHXHCN Tiệp Khắc trong 6 năm. Sau khi về nước, bà Nhung làm việc 4 năm tại nhà máy sơn tổng hợp Hà Nội. Đến năm 1976, bà bắt đầu tiếp quản nhà máy Sơn Á Đông và công tác tại đây trong suốt nhiều năm.
Năm 2020, bà Nguyễn Thị Nhung từng thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT và đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của công ty. Đến tháng 4/2022, bà lại quay lại vị trí Chủ tịch HĐQT, vị trí Tổng giám đốc chuyển cho ông Võ Hồng Hà.
Báo cáo thường niên năm 2023 cho biết bà Nhung nắm giữ 2,3 triệu cổ phiếu ADP (chiếm 10,06% vốn điều lệ). Với mức giá cổ phiếu ADP là 20.000 đồng/cổ phiếu, tài sản của bà Nhung trên sàn chứng khoánước tính khoảng 46 tỷ đồng.
Tiền thân của Công ty cổ phần Sơn Á Đông là Công ty Sơn Á Đông, được thành lập năm 1970 và là một trong 2 nhà sản xuất lớn nhất miền Nam trước năm 1975. Năm 1976, doanh nghiệp này được quốc hữu hóa với tên gọi Xí nghiệp Sơn Á Đông, trực thuộc Công ty Sơn và Mực in - Tổng cục hóa chất.
Năm 1993, xí nghiệp này hợp tác với hãng sơn Kansai Paint Nhật Bản để sản xuất sơn tàu biển, sơn công nghiệp với thương hiệu Kansai. Năm 2000, xí nghiệp được cổ phần hóa và chuyển thành công ty cổ phần, có vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Hiện vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ở mức 230,4 tỷ đồng.
Chủ tịch Công ty cổ phần Dệt may 29/3
Cùng tuổi với bà Nguyễn Thị Nhung, ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dệt may 29/3 (mã chứng khoán: HCB) cũng là doanh nhân lão làng trên sàn chứng khoán.
Ông Huỳnh Văn Chính được giới thiệu quê tại tỉnh Quảng Nam, có trình độ chuyên môn trung cấp quản lý kinh tế.
Bản cáo bạch năm 2019 cho biết vị doanh nhân này gắn bó với doanh nghiệp từ năm 1976 khi còn là Tổ hợp Dệt may 29/3. Ông đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm tổ hợp từ năm 1976 đến năm 1978. Sau khi đơn vị chuyển sang hình thức Xí nghiệp Công ty hợp doanh 29/3, ông Chính giữ vị trí Phó giám đốc và Giám đốc.
Ông Chính đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT sau khi xí nghiệp này được cổ phần hóa vào tháng 4/2007. Ngoài cương vị lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nhân này còn là Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2005. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khóa XI.
Báo cáo thường niên năm 2022 của Dệt may 29/3 cho biết ông Chính nắm giữ hơn 5 triệu cổ phiếu HCB (chiếm 9,71% vốn điều lệ). Với mức giá 21.000 đồng/cổ phiếu, tài sản trên sàn chứng khoán ước tính khoảng 105 tỷ đồng.
Tiền thân của Công ty cổ phần Dệt may 29/3 là Tổ hợp dệt khăn bông 29-3 được thành lập ngày 29/3/1976. Tháng 11/1978, UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ký quyết định chuyển đổi thành Xí nghiệp công ty hợp doanh Dệt 29-3.
Năm 1984, đơn vị này chính thức trở thành nhà máy dệt quốc doanh mang tên Nhà máy dệt 29/3. Năm 2007, Công ty cổ phần Dệt May 29/3 được thành lập với vốn điều lệ 15 tỷ đồng. Hiện vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ở mức 42 tỷ đồng.
Chủ tịch Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam
Một vị nữ Chủ tịch Hội đồng quản trị thuộc thế hệ U90 khác là bà Nguyễn Bạch Tuyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam (mã chứng khoán: VFG). Bà Tuyết sinh năm 1942 tại tỉnh Quảng Ngãi, được giới thiệu có trình độ chuyên môn là kỹ sư nông nghiệp.
Giai đoạn 1976-1984, bà Tuyết là Chi cục phó tại một Chi cục Bảo vệ thực vật. Từ năm 1985 đến năm 1999, bà chuyển sang làm giám đốc công ty khử trùng Việt Nam. Từ năm 2001 đến tháng 9/2009, bà Tuyết vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam. Từ tháng 10/2009 đến nay bà chỉ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2023 cho biết bà Tuyết còn là Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp. Ngoài ra, bà còn là Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Yến. Bà Tuyết hiện không sở hữu cổ phiếu VFG.
Năm 2022, doanh số của Công ty cổ phần Khử trung Việt Nam đạt 3.250 tỷ đồng. Báo cáo thường niên năm 2022 cho biết doanh số của công ty này hiện chiếm 7-8% doanh số thị trường nông dược Việt Nam. Về mảng khử trùng, đơn vị này đứng vị trí số 1 với khoảng 60% thị phần.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông
Tổng giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng của Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (mã chứng khoán: RAL) năm nay 81 tuổi. Ông Thăng sinh ra tại Hà Tây, được giới thiệu là kỹ sư điện đồng thời có cả bằng cử nhân luật.
Giai đoạn 1964-1967, ông Thăng đảm nhận vị trí trưởng nhóm thiết kế Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông. 3 năm sau đó, ông được cử đi thực tập ngành sản xuất bóng đèn tại Hungary.
Sau khi về nước, ông Thăng giữ vị trí phó phòng kỹ thuật công nghệ, trợ lý giám đốc đến năm 1981. Từ năm 1981-1987, ông được cử làm Phó giám đốc kỹ thuật của doanh nghiệp. Giai đoạn từ 1988 đến năm 2004, ông đảm nhiệm vị trí quyền giám đốc và giám đốc.
Ông Thăng từng giữ vị trí Chủ tịch HĐQT một số đơn vị khác như Công ty Liên doanh Đông Á, Tổng Công ty sành sứ thủy tinh công nghiệp.
Hiện ông này sở hữu khối tài sản khoảng 517.000 cổ phiếu RAL, tương đương 57 tỷ đồng tính tại ngày 8/1.
Năm 2022, Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông khoảng 6.928 tỷ đồng.
Chủ tịch Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng (mã chứng khoán: HPP) Nguyễn Văn Viện năm nay 80 tuổi. Ông Viện sinh ra tại tỉnh Hà Nam. Ông có trình độ kỹ sư điện.
Ông Viện vốn là giáo viên trường cơ điện Hải Phòng từ năm 1964 đến năm 1982. Từ năm 1982 đến năm 1989, ông được chuyển sang làm Phó phòng Tổ chức lao động Sở công nghiệp Hải Phòng. Từ tháng 4/1989, ông Viện được bố trí về làm giám đốc Công ty sơn Hải Phòng. Ông giữ chức vụ này đến năm 2002. Từ năm 2003, ông Viện chuyển sang vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Từ năm 2015, vị trí Tổng giám đốc do ông Nguyễn Văn Dũng (con trai ông Viện) đảm nhận.
Hiện ông Viện còn là Chủ tịch HĐQT của một loạt doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Vico, Công ty cổ phần Sivico (mã chứng khoán: SIV), Côgn ty cổ phần Sơn Hải Phòng 2.
Hiện ông này sở hữu khối tài sản khoảng 46 tỷ đồng từ cổ phiếu HPP và SIV.
相关文章
Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
Nhận định bóng đá El Gaish vs Al Olympi hôm nayMàn so tài giữa El2025-01-25Mở sân chơi cho sinh viên cả nước tập xây dựng thương hiệu cá nhân trực tuyến
Cuộc thi “Personal Branding 4.0 – Tạo dấu ấn cá nhân cùng tên miền quốc gia ID.VN” vừa được nền tảng2025-01-25Doanh nghiệp đề xuất nhiều giải pháp cho 6 tháng cuối năm
Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp xuất nhập khẩuGiải pháp mới cho vấn đề chi phí logistics của do2025-01-25Bình Dương đẩy mạnh thực hiện Đề án 06
Báo Bình Dương đưa tin, một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của Đề &a2025-01-25Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
Để đưa được các công dân Việt Nam bị lừa ra nước ngoài lao động trá2025-01-25Không doanh nghiệp nào có thể thao túng, giá vàng do cung
Chỉ trong một phiên, vàng SJC giảm không phanh gần 6 triệu đồng mỗi lượngGiá vàng còn “sáng lạn” tro2025-01-25
最新评论