Về việc cá chết hàng loạt,êmcấmngườidânăncáchếthàngloạthầy mười khó Bộ NN&PTNT vừa ra công văn hỏa tốc yêu cầu các tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trong khi chờ đợi tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt phải nghiêm cấm người dân sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức. Cơ quan chức năng yêu cầu chính quyền địa phương nghiêm cấm người dân ăn cá chết hàng loạt
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế về việc xử lý hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ. Đang khẩn trương tìm nguyên nhân cá chết hàng loạtTheo Bộ NN&PTNT, trước tình hình cá nuôi lồng và cá tự nhiên tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế bị chết bất thường từ ngày 6/4 đến nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản và các đơn vị thộc Bộ lập đoàn công tác đến các địa phương để cùng lấy mẫu giám sát tìm nguyên nhân và tác nhân làm thủy sản chết hàng loạt bất thường. Trong khi chờ kết quả xác định nguyên nhân làm hải sản chết bất thường, để kịp thời xử lý và khắc phục tình hình, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh ven biển thực hiện một số biện pháp cấp bách. Cụ thể, đối với xử lý cá chết: Nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức. Khẩn trương thu gom cá chết và tiêu hủy theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường. Tổ chức tuyên truyền để người dân yên tâm, không hoang mang, hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác trên biển và cá nuôi. Yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Các tỉnh cử cán bộ có chuyên môn liên quan phối hợp với các đoàn công tác của Bộ NN&PTNT và các cơ quan trung ương lấy mẫu, xét nghiệm, xác định nguyên nhân cá chết, đề xuất các biện pháp khắc phục và thông báo kịp thời để người dân biết. Các tỉnh thống kê thiệt hại, báo cáo tình hình hải sản bị thiệt hại, thu gom, xử lý, trong đó có số lượng thủy sản nuôi bị thiệt hại. Chỉ đạo cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản hướng dẫn người nuôi thường xuyên theo dõi các đối tượng nuôi thủy sản để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất lợi của môi trường nuôi. Tạm thời chưa thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao đầm nuôi ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chờ xác định nguyên nhân. Chuẩn bị tốt con giống, vệ sinh lồng bè, ao đầm nuôi, chú trọng quan trắc môi trường và chất lượng nước kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường trước khi cấp nước vào các ao/đầm nuôi trồng thủy sản ven biển. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, hiện Bộ đã cử đoàn công tác của bộ vào hiện trường, làm việc với lãnh đạo, ngành chức năng của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Dự kiến, kết quả sơ bộ về nguyên nhân cá chết sẽ được công bố trong tuần tới. “Đoàn công tác sẽ cùng các địa phương tiến hành lấy mẫu rồi xác minh tác nhân khiến cá chết hàng loạt. Sau khi có kết quả, bộ sẽ công bố thông tin”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nói. Như đã đưa tin, những ngày qua, nhiều hộ nuôi cá ở vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đứng ngồi không yên trước hiện tượng cá chết bất thường không chỉ đối với cá nuôi mà cả với cá tự nhiên. Từ ngày 6/4 tại xã Kỳ Lợi, một số loài cá hồng, cá bớp nuôi trong lồng bè bị chết rải rác, sau đó lan rộng ra các xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh ở thị xã Kỳ Anh. Không chỉ cá nuôi, một số loài cá tự nhiên ở khu vực cửa sông Hải Khẩu cũng chết đồng loạt, gây thiệt hại trên 5 tỷ đồng. Ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh cho biết, hiện tượng tôm, cá chết đều xảy ra khi thủy triều dâng vào lúc rạng sáng. Nước biển sau khi được bơm vào hồ dự trữ thì chuyển sang màu trắng đục rất bất thường. Kết quả phân tích ban đầu cho thấy, nguyên nhân là do yếu tố môi trường nhưng vẫn chưa xác định được chất độc gây chết cá. Cá chết hàng loạt đồng loạt xảy ra tại nhiều nướcCác hiện tượng cá chết hàng loạt hiện cũng đang xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. Hiện tại, Chính phủ Chile đang tạm thời cấm người dân ăn cá mòi có nguồn gốc ở miền nam nước này để phòng bệnh tật, sau khi phát hiện hàng trăm ngàn con cá chết, nổi trắng mặt sông Queule từ tuần trước. Truyền thông địa phương đưa tin, nhà chức trách đã cho vớt sạch số cá chết, ước tính lên tới hàng chục tấn, khỏi dòng sông và đem đi tiêu hủy ở một bãi chôn tập thể. Các chuyên gia Chile vẫn đang điều tra nguyên nhân cái chết bất thường này cũng như bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào đến sức khỏe con người. Được biết, hiện tượng cá chết trắng sông miền nam nước này cũng từng xảy ra hồi tháng trước. Cá chết hàng loạt tại nhiều nơi trên thế giớiCòn tại Indonesia, trong tháng này, nhà chức trách Indonesia cũng đang phải vật lộn đối phó với tình trạng hàng triệu con cá chết một cách bí ẩn trên sông Amaima thuộc vùng Mimika, Papua. Hồi đầu tháng 4, người ta cũng tìm thấy xác của hàng ngàn con cá mũi kiếm chết dạt vào bờ biển Lopes Mendes của Brazil. Nhà chức trách địa phương nhận định, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một tội ác đối với môi trường: việc đánh bắt cạn cá của những kẻ hám lợi. Tại Thái Lan, hôm 10/4 vừa qua, hàng trăm người dân đã tụ tập ở Lampang để vớt bỏ hàng ngàn con cá chết trên sông Nam Wang. Theo trang Manager.co.th, hiện tượng bất thường này được quy cho tình trạng hạn hán nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến nhiều vùng ở Thái Lan. Cũng trong tháng này, nhà chức trách Trung Quốc đã phát hiện khoảng 5 tấn cá, chủ yếu là cá chép, chết bất thường trong một hồ nước ở quận Sifangtai thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Nguyên nhân vụ việc vẫn chưa được làm rõ và chính quyền ước tính thiệt hại lên đến 1 triệu Nhân dân tệ. Hồi tháng 3, các chủ vựa cá ở Taiping, Malaysia cũng tổn thất lớn do cá chết hàng loạt vì thời tiết quá nóng. Hàng ngàn con cá mòi và cá thu chết trôi dạt vào bờ phá Alalay ở Cochabamba, Bolivia. Thị trưởng Cochabamba đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến hiện tượng bất thường này. Nhà chức trách xác định, tình trạng ô nhiễm và lượng oxy thấp có thể là thủ phạm gây ra vụ việc. Hồi tháng 2, các ngư dân ở Hong Kong, Trung Quốc đã phải hứng chịu "thảm họa chưa từng có", thiệt hại tới 100 triệu đô la Hong Kong trong một tháng, sau khi gần 36 tấn cá nuôi bị chết đồng loạt do sự bùng nổ của các loại tảo độc hại. Mặc dù một số vụ cá chết hàng loạt được xác định là do lỗi của con người (gây ô nhiễm môi trường và đánh bắt cạn cá), nhưng các chuyên gia cũng đề cập tới khả năng do nước ấm nóng lên, có thể liên quan đến sự biến đổi khí hậu đang diễn ra khắp toàn cầu, đặc biệt là hiện tượng El Nino. >>Hà Nội đã tìm ra nguyên nhân tạo ‘hố tử thần’ khổng lồ |