Hải quan Quảng Ninh kiểm soát chặt hàng giả,ànggiảlàmkhócôngtácthựcthiquyềnsởhữutrítuệkhuvựsoi kèo campuchia bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Phối hợp bắt giữ nhiều vụ buôn lậu trị giá lớn tại khu vực cảng Hải Phòng Khởi tố 2 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp |
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, khu vực ASEAN đã và đang trở thành điểm đến, là thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp (DN), thương hiệu, sản phẩm và hàng hoá phát triển.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản như tình hình sản xuất ngày một phát triển, hàng hoá đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, ông Trần Lê Hồng cho rằng, khu vực ASEAN đang phải đối diện với tình trạng sản xuất, buôn bán và vận chuyển hàng giả diễn ra hết sức phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất, gây thất thu ngân sách, thiệt hại lớn cho DN làm ăn chân chính và gây hoang mang, mất lòng tin đối với người tiêu dùng.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H.Nụ |
Để hạn chế và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và vận chuyển hàng giả, thời gian qua, Chính phủ các nước trong khu vực ASEAN đã đưa ra các định hướng chiến lược, áp dụng các giải pháp hiệu quả, kịp thời nên tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Mặc dù vậy, ông Laurent Lourdais, Tham tán Thứ nhất, Phó ban Kinh tế Thương mại, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, vấn nạn hàng giả vẫn âm thầm diễn ra, với nhiều hình thức và phương pháp ngày càng tinh vi gây khó khăn cho cơ quan thực thi quyền SHTT các nước ASEAN.
Do đó, để giảm thiểu vấn nạn hàng giả, ông Laurent Lourdais khuyến nghị, các cơ quan thực thi quyền SHTT các nước ASEAN cần tiếp tục nâng cao năng lực; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ; phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT trong nước và xuyên biên giới nhằm trao đổi thông tin và hợp tác nhằm xử lý kịp thời với vấn nạn hàng giả hiện nay.
Trao đổi về hoạt động thực thi quyền SHTT tại Việt Nam, ông Trần Lê Hồng chia sẻ, là cơ quan đầu mối, Cục SHTT đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan thực thi quyền SHTT cung cấp ý kiến chuyên môn theo yêu cầu đối với các vụ việc xâm phạm quyền SHTT. Điển hình, năm 2023, Cục SHTT đã ban hành 141 văn bản cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan thực thi quyền.
Ngoài ra, Cục SHTT cũng đã phối hợp với các cơ quan thực thi quyền SHTT của Việt Nam triển khai một số hoạt động tại Việt Nam nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các chủ thể liên quan trong đó có nội dung về phòng chống hàng giả...
Đồng thời, hàng năm phối hợp với đối nước ngoài tác nước ngoài như Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ, Cơ quan SHTT Vương quốc Anh, Dự án IP Key SEA… tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo với sự tham gia của các cơ quan thực thi quyền SHTT liên quan của Việt Nam tham dự.
Ông Gonzalo Bilbao, Giám đốc Dự án IP Key SEA và các chuyên gia quốc tế cũng chia sẻ xu hướng, các vấn đề mới và phạm vi của hàng giả, công cụ điều tra và các thực tiễn tốt nhằm chống lại hàng giả trên môi trường trực tuyến và ngoại tuyến; thảo luận về tầm quan trọng của việc trao đổi và hợp tác xuyên biên giới về phòng chống hàng giả; đề xuất hoạt động hữu ích nhằm chống lại các hành vi xâm phạm.
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc cập nhật xu hướng, chia sẻ thực tiễn tốt, giải pháp phòng chống và xử lý hàng giả của EU thực sự cần thiết và hữu ích cho các cơ quan và cán bộ thực thi.
Qua đó, các cơ quan, cán bộ thực thi của khu vực ASEAN được cập nhật về các thông tin mới và cân nhắc xem xét đưa ra các quyết định phù hợp để xử lý hàng giả bao gồm tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, phát triển cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng…