Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 17 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể,ÔngtổcủabánhmìViệtđượnhận định fc seoul diễn ra từ 28/11-3/12 tại thủ đô Rabat (Maroc), Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định đưa văn hóa bánh mỳ (baguette) của Pháp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể. Tổng giám đốc của UNESCO, Audrey Azoulay, nói với CNN rằng quyết định bảo vệ baguette nhằm tôn vinh "truyền thống", "nghề thủ công" và đảm bảo "cách nướng thủ công" của loại bánh này được "truyền lại cho thế hệ tiếp theo". "Đây là nét thân thuộc trong văn hóa ăn uống của nhiều người. Luôn có một cửa hàng bán bánh mì ở bất kỳ đâu, bạn có thể đi mua bánh mì tươi với giá cả phải chăng, đồng thời gặp gỡ mọi người, gặp gỡ những người làm bánh, đó là một yếu tố rất quan trọng của sự gắn kết xã hội", bà Azoulay cho biết. Bên cạnh đó, bà Azoulay cũng nhấn mạnh rằng Pháp phải mất tới 6 năm để thu thập tất cả các tài liệu cần thiết trước khi gửi yêu cầu lên UNESCO. “Điều này sẽ khiến mọi người nhận ra rằng chiếc bánh mì bình thường mà họ thấy là một thứ gì đó quý giá. Nó đến từ lịch sử, có đặc trưng riêng và điều quan trọng là để công chúng hiểu rõ và tự hào về nó”, bà nói. Baguette - loại bánh mỳ được làm từ hỗn hợp bột mỳ, nước, men và muối, đã trở thành biểu tượng hàng đầu của nước Pháp giống như Tháp Eiffel. Theo Observatoire du Pain, một nhóm nghiên cứu theo dõi thói quen và xu hướng tiêu thụ bánh mì ở Pháp, tỷ lệ tiêu thụ bánh mì trung bình hàng ngày của người trưởng thành đã giảm từ 143 g/ngày (5 ounce/ngày) vào năm 2003 xuống còn 103 g/ngày (3,6 ounce/ngày) vào năm 2016. Sự gia tăng số lượng các chuỗi siêu thị bán bánh mì được cho là nguyên nhân khiến hàng trăm tiệm bánh do gia đình sở hữu đóng cửa. Mặc dù lượng tiêu thụ bánh mỳ đã giảm trong thập kỷ qua, Pháp vẫn cho “ra lò” khoảng 16 triệu chiếc/ngày, tương đương 6 tỷ chiếc/năm. Bánh mì baguette cũng được người Pháp đưa vào Việt Nam từ thế kỷ 20 và được coi là "tiền thân" của bánh mì Việt. Nhờ sự sáng tạo và biến tấu của người dân địa phương, bánh mì ở Việt Nam đã khẳng định được tiếng nói riêng và trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Phiên bản bánh mì phổ biến nhất có phần nhân gồm pate làm từ gan lợn ăn kèm chả lụa, cà rốt bào sợi muối chua, rau mùi (ngò), sốt và một vài nguyên liệu khác. Du khách cũng có thể tìm thấy những loại bánh mì ăn kèm thịt nướng. Vị giòn của vỏ bánh cùng nguyên liệu tươi ngon có trong nhân sẽ mang tới cho thực khách những trải nghiệm khó quên. Đỗ An(Theo CNN) |