Trong đó,ợthuếtăngdoDNgặpkhósoi kèo trận tottenham cơ quan Thuế thực hiện biện pháp quản lý nợ thu được 23.042 tỷ đồng; thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế thu được 5.243 tỷ đồng. Số thu này tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo Tổng cục Thuế, mặc dù công tác quản lý nợ thuế những tháng đầu năm đã đạt một số kết quả tích cực, nợ thuế ở một số địa bàn đã giảm xuống dưới 5% tổng thu, tuy nhiên tổng số tiền thuế nợ thuế vẫn tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2015. Số nợ thuế tuyệt đối vẫn còn cao.
Báo cáo thống kê của Tổng cục Thuế cũng cho thấy, tính đến 31-8-2016, tổng số tiền nợ thuế trên toàn quốc (không bao gồm nợ chờ điều chỉnh và nợ chờ xử lý) là 74.806 tỷ đồng, tăng khoảng 991 tỷ đồng so với thời điểm 31-12-2015. Trong đó, tiền thuế nợ không có khả năng thu là 14.813 tỷ đồng (chiểm tỷ trọng 18,7% tổng số tiền thuế nợ).
Ngoài ra, các khoản phạt và tiền chậm nộp là 25.941 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,7% tổng số tiền nợ. Số tiền phạt và tiền chậm nộp ngày càng tăng và khó có khả năng thu hồi. Tiền nợ thuế đến 90 ngày và trên 90 ngày (có khả năng thu) là 34.052 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,5% tổng số tiền nợ. Tỷ lệ tổng nợ có khả năng thu trên tổng dự toán thu ở mức 4,2%.
Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng, số tiền thuế nợ đến thời điểm 31-8-2016 có tăng nhẹ và số tuyệt đối còn lớn chủ yếu là do nhiều DN tiếp tục gặp khó khăn về tài chính, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thậm chí thua lỗ do đó không có khả năng nộp ngân sách.
Cũng có tình trạng một số DN thua lỗ đã tự giải thể, bỏ khỏi địa chỉ sản xuất, kinh doanh, còn nợ thuế nhưng không làm thủ tục khai báo lại cho cơ quan Thuế. Cùng với đó, việc thực hiện một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế hiệu quả chưa cao do người nợ thuế không cung cấp cho cơ quan Thuế đầy đủ các tài khoản có dòng tiền phát sinh. Biện pháp cưỡng chế hoá đơn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của DN và có khả năng dẫn đến việc không thu được nợ DN.
Có một bộ phận người nộp thuế chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thuế, trây ỳ, không nộp đúng hạn, nợ thuế kéo dài, cơ quan Thuế xử phạt, tính tiền chậm nộp dẫn đến khoản tiền phạt chậm nộp tăng lên.
Trước thực trạng đó, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục Thuế triển khai thực hiện rà soát, phân loại nợ, theo dõi sát sao công tác quản lý kê khai để kịp thời phát hiện, xử lý, điều chỉnh không để tình trạng nợ sai, nợ ảo. Ngành Thuế sẽ triển khai quyết liệt công tác đôn đốc, cưỡng chế thu nợ, hạn chế để phát sinh nợ mới, xử lý dứt điểm nợ chờ xử lý, nợ chờ điều chỉnh; thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy trình đối với các DN thuộc diện phải cưỡng chế. Đồng thời chỉ đạo các Cục Thuế rà soát, đối chiếu số tiền thuế nợ để kịp thời xử lý, điều chỉnh, cập nhật trước khi ban hành thông báo nợ thuế, công khai thông tin nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, những tháng cuối năm, Tổng cục Thuế sẽ thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của Quy trình quản lý nợ, đúng bản chất của khoản tiền thuế nợ; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc phân loại nợ trên hệ thống quản lý thuế TMS.
Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế tổ chức rà soát, đối chiếu xác định chính xác số nợ của DN, nếu phát hiện nợ sai, nợ ảo thì phải điều chỉnh kịp thời trước khi ban hành thông báo nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế và công khai thông tin nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các Cục Thuế cũng cần kiểm soát chặt chẽ dữ liệu kê khai thuế chứng từ, biên lai nộp thuế của người nộp thuế, phát hiện ngay trường hợp kê khai sai, nộp thuế sai mã số thuế, sai mục lục ngân sách… để xử lý, điều chỉnh kịp thời, ngăn chặn các trường hợp phát sinh nợ sai, nợ ảo.
Đại diện Tổng cục Thuế khẳng định sẽ hỗ trợ các Cục Thuế kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình rà soát, xử lý, điều chỉnh dữ liệu nợ. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy trình nghiệp vụ quy định rõ về trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan Thuế các cấp trong thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.