【tỷ số bóng đá m7】Cần “bịt” kẽ hở dẫn đến hành vi chuyển giá ở khâu đầu tư
Trao đổi với phóng viên TBTCVN,bịttỷ số bóng đá m7 ông Hà Huy Phong – Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng, hoạt động chuyển giá trong khâu đầu tư (KĐT) là vấn đề rất nghiêm trọng, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước (NSNN), gây hậu quả xấu cho nền kinh tế, do đó, cần nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn hành vi này.
* PV: Thưa ông, hoạt động chuyển giá trong KĐT đã diễn ra trong nhiều năm qua. Theo góc nhìn của mình, ông đánh giá thế nào về tình hình chuyển giá trong KĐT và tác động của hành vi này đối với NSNN và môi trường kinh doanh của Việt Nam?
- Ông Hà Huy Phong: Chuyển giá xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ở Việt Nam, từ lâu hành vi chuyển giá xảy ra phổ biến đối với doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gần đây đã “lây lan” sang cả các DN trong nước (chuyển giá nội địa). Bên cạnh đó, chuyển giá tồn tại trong tất cả các giai đoạn hoạt động của một DN, từ KĐT đến khâu vận hành sản xuất, kinh doanh và thậm chí cả khi giải thể. Ở KĐT, có hai vấn đề cần chú ý, bao gồm khai báo vốn đầu tư, hình thức góp vốn và thứ hai là khai báo giá trị tài sản mua sắm tạo lập tài sản cố định ban đầu.
Ông Hà Huy Phong |
Kẽ hở dẫn đến chuyển giá trong KĐT là do, Luật Đầu tư mới đã bỏ quy định phải giám định tài sản đầu tư ngay sau khi đầu tư xong để xác định giá trị tài sản chính thức, từ đó tính khấu hao và hạch toán thu nhập chịu thuế, thay vào đó là để cho DN tự giác kê khai. Tuy nhiên, hiện nay nhiều ý kiến, thậm chí cả ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng “không thể để họ tự giác” được nữa. Vì vậy, tôi cho rằng, cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung về quy định pháp luật để “bịt” kẽ hở này, bởi khó để đòi hỏi nhà đầu tư (NĐT) đánh đổi lợi ích của mình bằng sự tự giác. Lợi ích phải được đánh đổi bằng lợi ích.
Về đánh giá tác động, hành vi chuyển giá trong KĐT để lại nhiều hệ quả xấu cho nền kinh tế. Thứ nhất, làm tăng vốn góp ảo của nền kinh tế. Ví dụ: một NĐT khai báo góp vốn bằng tài sản với giá trị là 5 triệu USD, nhưng thực tế tài sản đó chỉ có giá là 3 triệu USD, nên phần vốn ảo là 2 triệu USD. Vốn ảo đó làm méo mó hình ảnh của nền kinh tế, làm sai lệch mọi tài liệu thống kê dẫn tới thiếu chính xác trong việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển, tạo bất công giữa các NĐT trong nước và ngoài nước, lãng phí tài nguyên và nguồn lực quốc gia…
Thứ hai, chuyển giá ở KĐT là công cụ cho DN FDI rút vốn ra khỏi Việt Nam mà không cần thông qua bất kì thủ tục khai báo nào. Ví dụ: NĐT góp vốn bằng tiền là 20 triệu USD và sử dụng 10 triệu USD để mua sắm tài sản cố định, nhưng thực tế giá trị tài sản chỉ có 6 triệu USD, nên đã rút ra khỏi Việt Nam 4 triệu USD một cách an toàn.
Thứ ba, do khai báo giá trị tài sản cao hơn so với thực tế nên NĐT được hưởng chi phí khấu hao lớn, dẫn đến làm giảm lợi nhuận sổ sách tại Việt Nam và giảm tiền thuế phải đóng cho Nhà nước. Với việc sử dụng các chiến lược khấu hao tài sản, NĐT có thể thanh lý và xoay vòng tái đầu tư tài sản rất nhanh, dẫn tới DN luôn ở trong tình trạng lỗ hoặc lợi nhuận thấp, gây thất thu nặng nề cho NSNN.
Thứ tư, việc DN FDI trốn thuế thông qua chuyển giá sẽ làm tăng sức mạnh bên trong, có nguồn tiền tốt để giảm giá, thực hiện các chương trình khuyến mại… nên tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của của DN FDI sản xuất trên thị trường. Thực chất thì đó là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng không trái pháp luật, dẫn tới sự bất bình đẳng trong nền kinh tế thị trường, bóp nghẹt, thậm chí giết chết những DN nội địa vốn có tiềm lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm…
* PV: Một số ý kiến cho rằng, hành vi kê khống khai tăng giá trị tài sản trong KĐT để chuyển lợi nhuận kết quả kinh doanh sang phần khấu hao tài sản, đã làm cho DN từ lỗ (khai lỗ) nhưng lãi thật. Ông đánh giá thế nào về việc này?
- Ông Hà Huy Phong:Việc sử dụng công cụ khấu hao kết hợp với khai khống giá trị tài sản khấu hao là một trong những “chiêu” mà các DN sử dụng một cách phổ biến, tồn tại từ lâu trên thế giới và đang được vận dụng khá nhuần nhuyễn ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Thực trạng này để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế, nhưng hiện còn khó quản lý. Khó quản lý là bởi chúng ta chưa có những công cụ chính sách và pháp luật đủ mạnh để buộc NĐT khai báo giá trị thật của tài sản khấu hao, cũng như không quản lý chặt chẽ việc áp dụng các phương pháp khấu hao tài sản, thời gian khấu hao tài sản. Cơ quan quản lý bị vướng mắc giữa yêu cầu tự do của nền kinh tế và các biện pháp đối phó với hiện tượng xói mòn thuế và chuyển lợi nhuận…
Hiện tượng “lời thật, lỗ giả” gây thất thu lớn cho NSNN, vì vậy, thiết nghĩ, thời gian tới các cơ quan chức năng có liên quan cần phối hợp với nhau đưa ra nhiều giải pháp hơn nữa để hạn chế tình trạng này.
* PV: Có thể coi hành vi chuyển giá trong KĐT là một ví dụ điển hình, để phần nào lý giải cho hiện tượng một số DN FDI trong những năm qua báo lỗ liên tục, nhưng vẫn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không, thưa ông?
- Ông Hà Huy Phong: Nói chính xác thì chuyển giá là nguyên nhân chính tạo ra hiện tượng “lời thật, lỗ giả” của nhiều DN FDI trong thời gian vừa qua. Cũng chính bởi nhiều DN vận dụng thành công “chiến lược” lời thật lỗ giả, giúp chúng ta lý giải được hiện tượng nhiều DN FDI bị thua lỗ nặng nề mà vẫn tiếp tục tái đầu tư, mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Thực chất, lỗ giả lời thật giúp NĐT chuyển lợi nhuận về một thiên đường thuế nào đó hoặc về quốc gia đầu tư để né thuế, sau đó lợi nhuận thật này được chuyển thành vốn đầu tư quay lại tái đầu tư mở rộng quy mô ở Việt Nam. Đối với các DN thuộc diện nghi ngờ chuyển giá, muốn biết có lời thật hay không, cần nhìn vào lợi nhuận hoạt động (chỉ số EBITDA) của DN chứ không nên chỉ nhìn vào lợi nhuận ròng.
* PV: Để chống chuyển giá trong KĐT của các DN nói chung, DN FDI nói riêng, theo ông chúng ta cần có giải pháp như thế nào?
- Ông Hà Huy Phong:Bài toán chống xói mòn thuế và chuyển lợi nhuận rất phức tạp và nan giải, làm đau đầu nhiều quốc gia trên thế giới, chứ không riêng có ở Việt Nam. OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đã ban hành nhiều báo cáo nghiên cứu và khuyến nghị các giải pháp chống xói mòn thuế, chuyển lợi nhuận để Chính phủ các nước tham khảo, vận dụng. Việt Nam nên tham khảo và vận dụng các khuyến nghị của OECD để chuyển hóa thành các công cụ chính sách và công cụ pháp luật trong việc chống chuyển giá.
Song song với đó, Chính phủ cần có các giải pháp về mặt pháp luật và công cụ kinh tế để quản lý việc khai báo vốn đầu tư và mua sắm tài sản cố định, cũng như quản lý chặt chẽ các hình thức khấu hao, thời gian khấu hao, quản lý giá mua bán hàng hóa đối với các công ty liên kết. Ngoài ra, thay vì áp dụng các biện pháp hành chính, chúng ta nên gắn các ưu đãi đầu tư với các hoạt động chống chuyển giá. Ví dụ: DN chỉ được hưởng ưu đãi thuế nếu tham gia cơ chế chào thầu công khai mua sắm tài sản cố định tại Việt Nam; hay phân loại giá trị tài sản cố định để được hưởng hình thức khấu hao nhanh…
* PV: Xin cảm ơn ông!
Diệu Thiện (thực hiện)